bí kíp gia nhập dropshipping

Bỏ túi 7 kí kíp trước khi gia nhập sân chơi dropshipping

Bạn đã từng nghe về khái niệm dropshipping, và đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để bắt đầu gia nhập “sân chơi” dropship nhưng vẫn băn khoăn không biết mình có sai sót điều gì không?

Nếu bạn từng có những suy nghĩ như thế này thì đây là bài viết dành cho bạn. Merchize sẽ giải quyết mọi nỗi sợ hãi, lo lắng, thắc mắc và bất an khi bắt đầu với dropshipping.

“Chọn mặt gửi vàng”: Lựa chọn đối tác dropship kĩ càng

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, chúng ta cũng cần có một hoặc nhiều đối tác tốt, đáng tin cậy để hợp tác cùng phát triển. Chính vì thế, chọn đối tác dropship là việc tối quan trọng nhé các seller ơi! Vậy làm sao để chọn cho mình một đối tác “xịn”? Hãy check các thông tin sau nha:

  • Đối tác sản xuất có kinh nghiệm lâu năm, uy tín.
  • Đối tác cung cấp sản phẩm chất lượng tốt.
  • Đối tác có hệ thống dây chuyền, máy móc sản xuất tân tiến.
  • Đối tác có khả năng giao hàng đúng hẹn. Tham khảo thời gian sản xuất “thần tốc” của Merchize.

Bỏ túi 7 bí kíp trước khi gia nhập sân chơi dropshipping (2)

Lựa chọn đối tác là yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu dropship 

Ngoài ra, để kiểm chứng các thông tin trên, Merchize khuyên sellers nên đến tận nơi sản xuất để double check và lưu ý kĩ các giấy tờ pháp lý của đối tác như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận hay giấy kiểm định sản phẩm (nếu có).

Tìm hiểu các mặt hàng không nên bán dropship

Chắc chắn khi kinh doanh ai cũng muốn store mình có đa dạng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và màu sắc. Tuy nhiên, Merchize muốn lưu ý sellers rằng không nên bán các mặt hàng sau đây để tránh rắc rối có thể xảy ra hoặc nhận review không tốt từ các “thượng đế”:

  • Sản phẩm có bản quyền hay liên quan đến pháp lý:

    Sức hấp dẫn của việc kinh doanh các sản phẩm có bản quyền là khỏi phải bàn cãi. Tuy nhiên, bạn nên nghĩ đến “viễn cảnh” các sản phẩm của bạn được liệt vào danh mục hàng nhái, và bạn sẽ phải đối diện với hàng loạt các rắc rối pháp lý phức tạp khác. Thế nào, không còn thấy hấp dẫn nữa đúng không? Ngoài ra, sellers cũng nên tránh các mặt hàng thuộc diện “tình nghi” như dao, kiếm, súng, đạn, cung tên,… Vì vậy, trước khi tham gia kinh doanh dropship, sellers cần nắm rõ tất cả các điều khoản, chính sách, luật pháp của những quốc gia target. Có lẽ là nước đi hợp lý nhất nếu việc xử lý giấy tờ quá phức tạp và tốn nhiều chi phí là chuyển hẳn sang ngách thị trường khác.

  • Hàng có kích thước và trọng lượng lớn:

    Hàng hoá có kích thước, khối lượng “khủng” không chỉ khó mang vác, mà còn khiến quá trình giao hàng khó khăn và tốn kém hơn. Bên cạnh đó, trọng lượng lớn khiến chúng dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

  • Đồ điện tử/công nghệ phức tạp:

    Nếu bạn đến cửa hàng bán đồ công nghệ để mua một chiếc laptop mới, chắc chắn bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem nó có bị lỗi phần mềm hay phần cứng nào không. Nhưng khi mua online, cả người mua lẫn người bán đều không thể kiểm tra. Lúc này, seller phải thực hiện chính sách hoàn trả cho người mua, nhưng thêm một vấn đề phát sinh nữa là đồ công nghệ đắt tiền nên chính sách hoàn trả có thể sẽ rắc rối và mất nhiều thời gian hơn bình thường. Chính vì thế, Merchize khuyên bạn không nên dropship các mặt hàng này.

  • Các loại sản phẩm dễ hư hại hoặc khó bảo quản:

    Đến đây chắc sellers mường tượng được các loại sản phẩm nào nên cho vào “blacklist” rồi đúng không? Đó chính là thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, đồ đóng hộp cũng có nguy cơ vì  trong quá trình vận chuyển sẽ gây biến dạng hộp, dẫn đến thực phẩm bên trong không đảm bảo an toàn.

  • Đồ dễ vỡ:

Với quá trình vận chuyển dài ngày, đòi hỏi bốc dỡ nhiều, nên hạn chế kinh doanh các mặt hàng dễ vỡ như gốm, thuỷ tinh,… càng nhiều càng tốt các sellers ơi!

Lựa chọn nhiều phương thức thanh toán đa dạng và an toàn

Niềm tin là thứ quý giá nhất, chắc hẳn sellers không muốn đánh mất niềm tin của khách hàng đúng không nào?

Trước khi chọn một cổng thanh toán uy tín và bảo mật, sellers hãy ghi nhớ các lưu ý sau nhé:

  • Kiểm tra xem phương thức thanh toán mà bạn chọn có áp dụng cho quốc gia target hay không.
  • So sánh phí giao dịch. Tất nhiên, bạn nên chọn phương thức có chi phí thấp nhất. Nhưng tiền nào của nấy, cứ dành thời gian cân nhắc nhé các seller.
  • Tìm hiểu xem cổng thanh toán có hỗ trợ nhiều loại tiền tệ hay không. Đừng quên rằng bạn đang bán hàng cho khách Quốc tế đấy nhé.
  • Đảm bảo các cổng thanh toán của bạn chấp nhận tất cả các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chính (Visa, MasterCard, American Express,…).
  • Và cuối cùng, đừng quên Paypal.

Bỏ túi 7 bí kíp trước khi gia nhập sân chơi dropshipping (3)

Seller cần chọn các phương thức thanh toán an toàn và bảo mật nhất

Kiểm tra thời gian ship trước khi chọn quốc gia muốn dropship

Thường các newbie sellers sẽ chỉ đơn giản để nơi ship là “world wide", nhưng bạn lưu ý rằng thời gian ship mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Ví dụ: thời gian ship đến Mỹ là 10 – 20 ngày nhưng ship đến Anh lại mất đến 20 – 40 ngày. Do đó sellers cần nắm rõ thời gian ship của từng quốc gia, sau đó chọn những nước nào có thời gian ship từ 2 đến 3 tuần là “ổn áp" nhất nhé. Hãy tham khảo các line ship và thời gian ship của Merchize:

  • US: 4-7 business days
  • EU: 10-13 business days
  • CA: 10-15 business days

Bỏ túi 7 bí kíp trước khi gia nhập sân chơi dropshipping (4)

Hiển thị chi tiết quốc gia và thời gian ship, tránh để chung chung là “world wide"

Có chính sách đổi trả, bồi hoàn rõ ràng

“Trả hàng” và “hoàn tiền” là 2 cụm từ đáng sợ đối với bất cứ ai đang kinh doanh online nói chung và dropship nói riêng.

Việc khách hàng mong muốn đổi trả hàng hoặc hoàn tiền là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên thực tế thì có đến 67% khách hàng đọc chính sách hoàn trả trước khi mua hàng. Vì thế sellers cần hiển thị chính sách ở nơi dễ thấy nhất, đảm bảo các điều khoản đầy đủ, rõ ràng và minh bạch. Sau đó xử lý các tình huống sao cho hợp lý, chuyên nghiệp.

Sau đây là một số điều khoản bạn nhất thiết phải cho vào chính sách của mình:

  • Những mặt hàng không được đổi trả. Ví dụ: đồ lót, đồ bơi, tất,…
  • Hoàn trả có miễn phí hay không?
  • Có được đổi sản phẩm khác không?
  • Hoàn trả là không hợp pháp ở những quốc gia nào?
  • Thời hạn áp dụng hoàn trả?

Chạy quảng cáo tăng lượt like fanpage trước khi post bài promote sản phẩm

Hãy thử so sánh 1 fanpage có 100 likes với 1 fanpage có 1000 likes, bạn sẽ tin tưởng trang nào hơn? Chắc chắn là fanpage có 1000 like rồi. Chính vì thế mà việc chạy quảng cáo tăng lượt like fanpage là vô cùng quan trọng, nó không những tạo sự tin tưởng cho khách hàng, mà còn giúp cho các bài promote sản phẩm hiệu quả hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn không cần phải trở thành chuyên gia quảng cáo Facebook. Một rào cản lớn đối với các newbie là ý nghĩ rằng họ cần phải là những thiên tài quảng cáo Facebook để thành công với dropshipping. Không ai sinh ra đã là chuyên gia về bất cứ lĩnh vực gì, và điều đó bao gồm cả quảng cáo trên Facebook. Sẽ tốn kha khá thời gian, công sức và tiền bạc nếu chạy quảng cáo không hiệu quả, nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ rút kinh nghiệm từ những thất bại đó và học được bài học về Facebook Marketing một cách thực tiễn nhất.

Bỏ túi 7 bí kíp trước khi gia nhập sân chơi dropshipping (5)

Học Digital Marketing một cách thực tiễn nhất bằng cách áp dụng lên store của bạn

Để cập nhật các xu hướng quảng cáo mới nhất, hãy theo dõi những bài blog về tips Marketing “nóng hổi” không thể bỏ qua sắp lên sóng trên website của Merchize trong tương lai gần.

Không nản chí hay bỏ cuộc quá sớm khi doanh thu không như mong đợi

Chắc hẳn các “đồng seller" ai cũng từng mơ mộng rằng business của mình sẽ như “con gà đẻ trứng vàng” chỉ sau 1 đêm launching store. Merchize thật sự mong như vậy. Nhưng đời không như là mơ. Chính vì thế mình phải “trên cơ" hơn đời! Đừng vội nản mà hãy recheck các yếu tố sau nhé:

  • Trước khi cửa hàng dropshipping đi vào hoạt động, bạn cần đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. Thiết kế trang web, trang sản phẩm, mô tả, hình ảnh sản phẩm, … phải hấp dẫn, nhiều thông tin và có chất lượng tốt.
  • Nếu trong một tháng đầu chỉ có vài đơn hàng thì bạn nên check lại các chiến dịch quảng cáo đang chạy. Quảng cáo không hiệu quả sẽ gây lãng phí, nhất là đối với các campaign dài hơi. Hoặc bạn nên check lại thị trường target, có thể sản phẩm bạn đang bán không phù hợp với thị trường đó.
  • Có thể, bạn chưa đủ kinh nghiệm để nhìn thấy và xác định những điểm yếu trong business của mình. Do đó, việc tìm đến các chuyên gia dropshipping có kinh nghiệm là điều nên làm. Họ đã điều hành các cửa hàng trực tuyến của riêng mình trong một thời gian dài. Vì vậy, họ sẽ dễ dàng tìm ra vấn đề của bạn và đưa ra cách khắc phục chúng.

 

Empower our community with the knowledge to succeed in the competitive online marketplace.