Contents
Là một marketer chắc rằng bạn đang tìm mọi cách để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nếu vậy, AI chính là một trong những giải pháp hiệu quả cho bạn. Công cụ này không chỉ giúp bạn thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu khách hàng mà còn mang đến nhiều ứng dụng hữu ích khác cho hoạt động marketing.
Hãy cùng Merchize tìm hiểu các ứng dụng AI trong Marketing qua bài viết ngày hôm nay để tìm hiểu chi tiết hơn bạn nhé!
AI Marketing là gì?
Trí tuệ nhân tạo, hay AI, là công nghệ cho phép máy tính và máy móc mô phỏng trí thông minh và khả năng giải quyết vấn đề của con người. Trợ lý kỹ thuật số, hướng dẫn GPS và các công cụ AI tạo ra như Chat GPT của Open AI chỉ là một vài ví dụ về AI cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ngoài ra, sử dụng AI trong lĩnh vực tiếp thị đang trở thành xu hướng phổ biến đối với các marketer và doanh nghiệp.
Chúng ta đều biết rằng trí tuệ nhân tạo – AI có tiềm năng to lớn trong tiếp thị. AI Marketing là việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để lập kế hoạch, thực hiện hoặc tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nguồn khách hàng, AI có thể giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về sở thích, hành vi và nhu cầu của từng cá nhân, từ đó tạo ra chiến lược tiếp thị cá nhân hóa và hiệu quả.
Với AI, các nhà tiếp thị và doanh nghiệp còn có thể dự đoán được hành động của khách hàng dựa vào lịch sử tìm kiếm và mua hàng của họ. Nhờ vậy, họ có thể lên kế hoạch và thực hiên các chiến lược nhắm đúng mục tiêu một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Một ví dụ thực tế cho việc ứng dụng AI vào marketing là việc sử dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, Google Search Consoler,… để nắm bắt được đặc điểm, nhu cầu của khách hàng thông qua các báo cáo dạng bảng, biểu đồ trực quan và khoa học. Rõ ràng AI đã giúp các marketer rút ngắn thời gian và công đoạn trong việc làm tiếp thị một các đáng kể.
Lợi ích của AI Marketing
So với marketing truyền thống thì ứng dụng AI trong Marketing mang đến nhiều lợi ích vượt trội giúp các nhà tiếp thị nội dung tối ưu hóa hoạt động tiếp thị và mang lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số lợi ích chính của AI Marketing mang lại cho các nhà tiếp thị và doanh nghiệp.
2.1. Tăng ROI của chiến dịch
Như bạn có thể thấy, mục tiêu chính của việc sử dụng AI trong tiếp thị là tăng hiệu suất và ROI cho các chiến dịch của bạn. Thay vì chạy một quảng cáo không hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch, bạn có thể khai thác phân tích dữ liệu và thông tin chi tiết để tạo ra các chiến tiếp thị tốt hơn. Điều này giúp nhóm tiếp thị của bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, cho phép họ làm việc hiệu quả hơn và tăng lợi nhuận. Việc cắt giảm thời gian của nhân viên và chi phí sản xuất cũng giúp tăng ROI của bạn.
2.2. Tiết kiệm chi phí Marketing
AI Marketing không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân lực bằng cách thực hiện các nhiệm vụ nhất định mà còn cho phép nhân viên tập trung vào các công việc khác. Thêm vào đó, AI cũng tối ưu hóa quy trình tiếp thị, giảm thiểu chi phí không cần thiết, chẳng hạn như việc phân bổ ngân sách quảng cáo cho các đối tượng không phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa hiệu quả sử dụng ngân sách tiếp thị.
2.3. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Một trong những mục tiêu quan trọng của các chiến lược tiếp thị đó là đáp ứng nhu cầu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. AI Marketing có khả năng phân tích chính xác hành vi người dùng dựa trên dữ liệu trực quan. Từ đó, giúp nhà tiếp thị dự đoán phân khúc nào có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.
Bên cạnh đó, công cụ thông minh này có thể cá nhân hóa trải nghiệm của từng đối tượng khách hàng bằng cách đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, cải thiện sự hài lòng và tăng lòng trung thành của khách hàng.
2.4. Đo lường hoạt động marketing nâng cao
Với AI Marketing, doanh nghiệp được cung cấp một bộ công cụ với khả năng phân tích hiệu quả, cho phép đo lường hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị một cách chi tiết và chính xác. Không giống như các phương pháp đo lường truyền thống, AI có thể thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực giúp doanh nghiệp xác định những điểm mạnh và yếu trong chiến dịch tiếp thị. Qua đó, họ có thể điều chỉnh và cải thiện chiến lược để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Ứng dụng AI trong Marketing
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo AI đang xâm chiếm mọi lĩnh vực và marketing cũng không ngoại lệ. Với khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu, học hỏi và tự động hóa các tác vụ, AI mang đến những cơ hội mới để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và cá nhân hóa hơn. Chúng tôi đã liệt kê một số ứng dụng điển hình của AI trong marketing dưới đây:
3.1. Sáng tạo nội dung
Một trong những ứng dụng phổ biến của AI trong marketing chính là khả năng tạo nội dung tự động dựa trên từ khóa hoặc chủ để được định sẵn. Các nhà tiếp thị có thể hướng dẫn AI viết nội dung tiếp thị như chú thích, bài đăng trên mạng xã hội, email, blog,… Điều cần lưu ý là hầu hết nội dung do AI tạo ra đều chưa sẵn sàng để xuất bản ngay lập tức. Bạn cần có kiến thức và nền tảng để kiểm tra độ chính xác cũng như chỉnh sửa câu từ của những nội dung này sao cho phù hợp với mục đích của thương hiệu.
Có thể sử dụng AI để:
- Đề xuất ý tưởng: AI có thể gợi ý các chủ đề mới, từ khóa phổ biến và nội dung xu hướng để cho bài viết.
- Tối ưu hóa SEO: Sử dụng AI để tìm kiếm từ khóa phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa bài viết để tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
- Tạo tiêu đề hấp dẫn: AI có thể tạo ra nhiều phiên bản tiêu đề quảng cáo, giúp bạn lựa chọn tiêu đề hấp dẫn và có tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Tạo video ngắn: AI có thể hỗ trợ tạo video ngắn từ văn bản hoặc hình ảnh, phù hợp với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok.
Một số công cụ AI có thể hỗ trợ trong việc sáng tạo nội dung bao gồm: Chat GPT, Google Bard AI, Copy AI, Smartwriter, Compose AI,…
3.2. Quản lý dữ liệu
Nếu trước đây nhà tiếp thị cần thực hiện việc phân loại khách hàng một cách thủ công thì giờ đây quy trình này sẽ được AI hỗ trợ và thay thế. Thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn AI có thể tạo ra các phân khúc khách hàng động theo các tiêu chí như nhân khẩu học, sản phẩm từng mua, hành vi mua hàng và lịch sử mua sắm.
Ngoài ra, AI còn có thể dự đoán hành vi mua sắm trong tương lai của khách hàng dựa trên các phân tích dữ liệu. Nhờ sự trợ giúp này, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và khiến khách hàng luôn hài lòng. Ví dụ, Facebook dựa trên hoạt động tìm kiếm của khách hàng để hiển thị quảng cáo sản phẩm phù hợp cho những đối tượng họ dự đoán sẽ cho con đi học.
AI có thể giúp bạn:
- Tự động hóa thu thập dữ liệu: AI giúp thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhanh chóng và chính xác.
- Phân khúc khách hàng: Sử dụng AI để tự động phân đoạn khách hàng theo hành vi và sở thích.
- Dự đoán xu hướng: AI dự đoán xu hướng thị trường và hành vi khách hàng trong tương lai.
- Tăng cường bảo mật dữ liệu: AI hỗ trợ bảo mật, phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật dữ liệu.
3.3. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
AI giúp bạn quản lý nội dung và hiển thị nội dung liên quan đến khách hàng để thu hút họ truy cập và tương tác với trang web của bạn. Kỹ thuật này thường được tìm thấy trong phần “khách hàng đã mua X cũng mua Y” trên nhiều trang web, nhưng cũng có thể được áp dụng cho nội dung blog và cá nhân hóa thông điệp trang web. Một ví dụ điển hình là hệ thống đề xuất của Netflix, luôn đề xuất các chương trình mà bạn có thể quan tâm.
Các tips dùng AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng:
- Phân tích hành vi người dùng: Sử dụng AI để theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên các nền tảng.
- Tối ưu hóa nội dung tiếp thị: AI có thể tự động điều chỉnh và cá nhân hóa nội dung tiếp thị như email, thông điệp quảng cáo, hoặc trang đích, dựa trên sở thích và hành vi của từng khách hàng.
- Đề xuất sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa: Sử dụng AI để phân tích lịch sử mua hàng và hành vi duyệt web của khách hàng, từ đó đưa ra các đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
3.4. Thiết kế và nhận diện hình ảnh
Một chiến dịch tiếp thị tốt không chỉ bao gồm nội dung tốt mà còn phải có hình ảnh tốt. AI không chỉ giúp bạn tạo nội dung văn bản mà nó còn có thể phân tích và thiết kế hình ảnh dựa trên các dữ liệu đầu vào như màu sắc, phong cách, chủ đề,… Các công cụ AI hỗ trợ việc thiết kế hình như Canva, DALL-E, Midjourney,… có thể giúp bạn tạo các hình ảnh có độ liên quan cao khi bạn cung cấp cho nó mô tả chi tiết nhất.
Ngoài việc thiết kế hình ảnh AI còn có khả năng nhận diện và tìm kiếm hình ảnh. Ví dụ nổi bật cho công nghệ này là khi khách hàng tải hình ảnh sản phẩm họ quan tâm để tìm kiếm trên website bán hàng của doanh nghiệp. Nó hoạt động tương tự như tính năng gợi ý gắn thẻ hình ảnh trên Facebook và Instagram, nó thậm chí có thể nhận diện và phân tích hình ảnh ngay cả khi chúng được đăng từ những người dùng khác.
AI có thể giúp bạn:
- Tự động tạo hình ảnh: AI có thể hỗ trợ tạo các thiết kế đồ họa, banner quảng cáo, và các bài đăng trên mạng xã hội dựa trên các mẫu thiết kế đã có hoặc yêu cầu cụ thể.
- Tối ưu hóa SEO cho ảnh: AI tự động gắn thẻ và nén hình ảnh để cải thiện tốc độ trang web.
- Nhận diện và phân loại hình ảnh: AI phân loại và cá nhân hóa hình ảnh dựa trên nội dung và đối tượng.
Một số công cụ AI có thể hỗ trợ việc tìm kiếm và thiết kế hình ảnh phổ biến hiện nay có thể kể đến như Google Lens, StockAI, Midjourney, DeepArt.io,…
3.5. Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói là công nghệ dựa trên AI và có thể cho phép các nhà tiếp thị cải thiện các chiến lược SEO trong tương lai. Nó cực kỳ hữu ích trong việc tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn và cho phép giữ chân khách hàng.
SEO bằng giọng nói đã chiếm lĩnh phần lớn tìm kiếm trực tuyến, điều đó có nghĩa là việc tối ưu hóa giọng nói cũng quan trọng như các công cụ khác. Tìm kiếm bằng giọng nói hiện có mặt trên nhiều phương tiện khác nhau như điện thoại, trợ lý ảo – Siri, Google Home và Alexa. Bằng cách tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, bạn sẽ nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng tiềm năng khổng lồ.
Là một nhà tiếp thị, bạn sẽ luôn phải ghi nhớ rằng tìm kiếm bằng giọng nói không giống với tìm kiếm truyền thống. SEO cho tìm kiếm bằng giọng nói đòi hỏi một cách tiếp cận tinh tế hơn. Tốt nhất là đảm bảo rằng SEO bằng giọng nói phải liên quan chặt chẽ đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng AI để:
- Tối ưu hóa nội dung: Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, tập trung vào câu hỏi và câu trả lời.
- SEO địa phương: Cung cấp thông tin địa phương và sử dụng từ khóa liên quan đến vị trí.
- Sử dụng dữ liệu có cấu trúc: Tối ưu hóa nội dung với schema markup để cải thiện khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm bằng giọng nói.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Đảm bảo câu trả lời nhanh chóng, chính xác và dễ điều hướng.
Các công cụ AI hỗ trợ nhận dạng văn bản và giọng nói phổ biến gồm có Google Gboard, Google Docs, Voice Text, Laban Key,…
3.6. Thu thập, phân tích dữ liệu và hành vi khách hàng
AI có khả năng thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu về người dùng. Dựa trên lịch sử tìm kiếm và tương tác của khách hàng trên các nền tảng, AI có thể nắm bắt chính xác nhu cầu và hành vi của khách truy cập. Điều này không những cho phép các doanh nghiệp cá nhân hóa các ưu đãi và dịch vụ khách hàng của họ mà còn dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng và tăng ROI.
Thật vậy, theo một khảo sát của Statista doanh thu thị trường toàn cầu nhờ việc sử dụng AI trong tiếp thị dự kiến sẽ đạt 36 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024. Điều này thể hiện tiềm lực to lớn của công cụ này trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua việc phân tích và đề xuất chính xác những gì khách hàng cần.
Có thể sử dụng AI để:
- Tự động thu thập dữ liệu: Sử dụng AI để theo dõi hành vi trực tuyến và phân tích dữ liệu từ mạng xã hội.
- Phân đoạn khách hàng: AI tự động phân loại khách hàng theo hành vi và giá trị vòng đời.
- Dự đoán hành vi: AI dự đoán nhu cầu và hành vi tương lai của khách hàng.
- Cá nhân hóa trải nghiệm: AI đề xuất sản phẩm và tối ưu hóa thời điểm tương tác.
- Tối ưu hóa chiến dịch: AI hỗ trợ A/B Testing và phân tích hiệu suất chiến dịch.
- Giám sát theo thời gian thực: AI phân tích dữ liệu thời gian thực và điều chỉnh chiến lược marketing.
- Tích hợp dữ liệu: AI tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo hồ sơ khách hàng toàn diện.
3.7. Chatbots
Chatbot là một trong những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong Marketing. Nó có thể trả lời các câu hỏi phổ biến, lên lịch cuộc gọi demo, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng,…. Ưu điểm của Chatbot là chi phí thấp và có thể trả lời khách hàng 24/7. Tuy nó chỉ trả lời được những câu hỏi đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu và theo dõi hành vi khách hàng.
AI có thể giúp bạn:
- Cung cấp dịch vụ 24/7: Chatbot hỗ trợ khách hàng liên tục, xử lý các yêu cầu đơn giản và cung cấp thông tin nhanh chóng.
- Cá nhân hóa tương tác: Đề xuất sản phẩm và chào mừng khách hàng quay lại dựa trên hành vi và sở thích trước đó.
- Tự động hóa marketing: Gửi tin nhắn tự động, nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên, và thông báo khuyến mãi.
- Hỗ trợ quá trình mua hàng: Hướng dẫn và hỗ trợ thanh toán trong quá trình mua hàng.
Một số Chatbot nổi tiếng có thể kể đến như: Chat GPT, Google Gemini (Bard AI), Claude AI, Harafunnel, NativeChat,…
3.8. Quản lý quan hệ khách hàng – CRM
Song song với việc tìm kiếm khách hàng mới thì việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ cũng không kém phần quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, CMR chính là một trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp rút gọn quy trình.
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ với khách hàng. Nó là sự kết hợp giữa chiến lược marketing và công nghệ AI để cải thiện, xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Ngoài ra, phần mềm này cũng giúp doanh nghiệp thu hút và chăm sóc khách hàng tiềm năng. Kết quả là giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và trải nghiệm của khách hàng.
AI có thể giúp bạn:
- Tự động hóa giao tiếp: AI tự động gửi email, tin nhắn và thông báo dựa trên hành vi khách hàng.
- Cá nhân hóa trải nghiệm: AI phân tích dữ liệu khách hàng để đề xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
- Dự đoán hành vi khách hàng: AI dự đoán nhu cầu và khả năng mua sắm của khách hàng, giúp tối ưu hóa các chiến dịch marketing.
Bạn có thể tham khảo các phần mềm CRM như: HubSpot CRM, Salesforce, Insightly CRM, SugarCRM,…
Thách thức của AI trong Marketing
Các ứng dụng của AI trong tiếp thị đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nhưng cũng đi kèm với một số thách thức. Hãy cùng tìm hiểu những thách thức đó là gì.
4.1. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng CNTT
Để vận hành hệ thống AI Marketing trơn tru, trí tuệ nhân tạo AI cần quét một lượng lớn dữ liệu và thực hiện vô số phân tích trong thời gian ngắn. Học máy và học sâu là các thành phần của AI đòi hỏi phần cứng mạnh mẽ để xử lý và thực hiện các công đoạn một cách nhanh chóng. Hệ thống máy tính này có thể rất tốn kém để thiết lập và vận hành. Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với các công ty nhỏ với ngân sách Marketing và CNTT hạn chế.
4.2. Thiếu hụt nhân tài
AI không còn là điều mới lạ đối với những người đam mê công nghệ, các nhà nghiên cứu và các nhà tiếp thị. Nhưng chỉ có một số ít người có được kỹ năng để tận dụng được lợi thế của AI và Marketing. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp có dự định phát triển và triển khai công nghệ này vào tiếp thị. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển để năng cao kỹ năng cho nhân viên cũng như tìm kiếm nhân tài có hiểu biết về AI trong Marketing.
4.3. Vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư
Không thể phủ nhận rằng AI là một ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ khiến một số người chưa thể thích ứng được. Bên cạnh đó, AI hoạt động dựa trên quá trình thu thập và phân tích thông tin hành vi người dùng. Quá trình này ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến chính khách hàng. Do đó, các quy định xung quanh việc bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông tin người dùng vẫn đang thay đổi để thắt chặt hơn trong thời gian tới.
4.4. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ
Trí tuệ nhân tạo AI đang trên đà phát triển và đổi mới từng ngày. Trong tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi đáng kể liên quan đến ứng dụng AI trong tiếp thị. Máy học, Big data và AI sẽ hỗ trợ các nhà tiếp thị trong phân tích, dự báo và nhiều nhiệm vụ tối ưu hóa khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục cấp nhập xu hướng để bắt kịp những thay đổi của công cụ này.
Kết luận
AI Marketing là một công cụ thay đổi cuộc chơi, mở ra cánh cửa cho một cuộc cách mạng trong việc cải thiện trải nghiệm, cá nhân hóa, tối ưu hóa chiến dịch hiệu quả và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giải quyết các thách thức về quyền riêng tư dữ liệu, sự tiếp xúc của con người, độ phức tạp khi triển khai và các cân nhắc các yếu tố về đạo đức. Bằng cách hiểu rõ các ưu và nhược điểm cũng nhưng cách ứng dụng AI Marketing một các hợp lý, doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng của công cụ này và mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.