Thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên Brand

Thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên Brand

Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến hai từ “thương hiệu”, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ định nghĩa và tầm quan trọng của nó chưa. Nếu chưa, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về thương hiệu, các yếu tố cấu thành, và cách để xây dựng thương hiệu thành công. Thôi không dài dòng nữa, chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết bài viết ngày hôm nay nhé!

Thương hiệu là gì? 

Thương hiệu là bản sắc và câu chuyện của một công ty, giúp công ty đó nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh bán các sản phẩm và dịch vụ tương tự trên thị trường. Mục tiêu chính của thương hiệu là giành được vị trí trong tâm trí của khách hàng và trở thành lựa chọn ưa thích của họ. 

Thương hiệu không chỉ là đơn giản chỉ là tên gọi, logo, màu sắc, khẩu hiệu hay các yếu tố bề ngoài mà nó còn là nhận thức và trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm và dịch vụ nhất định. Ngoài ra, nó còn đại diện cho giá trị, niềm tin và hình ảnh mà doanh nghiệp xây dựng trong lòng khách hàng.

David Ogilvy – người sáng lập một trong những công ty quảng cáo nổi tiếng, đã định nghĩa thương hiệu là: “tổng hợp vô hình các thuộc tính của sản phẩm: tên, bao bì và giá cả, lịch sử, danh tiếng và cách quảng cáo.”

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh và tiếp thị. Tuy nhiên, có rất nhiều người không phân biệt được nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào? Chúng tôi đã thực hiện so sánh hai thuật ngữ này trong bảng dưới đây:

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Định nghĩa Thương hiệu là toàn bộ cảm nhận, giá trị, hình ảnh và niềm tin của khách hàng đối với một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhãn hiệu là các yếu tố nhận diện trực quan như tên gọi, logo, hoặc biểu tượng được đăng ký bảo hộ pháp lý.
Phạm vi Bao hàm cả giá trị vô hình, trải nghiệm khách hàng và nhận thức về doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Chỉ giới hạn ở các yếu tố nhận diện bề ngoài của sản phẩm như tên, logo, kiểu dáng.
Mục tiêu Tạo ra sự khác biệt và kết nối cảm xúc với khách hàng, xây dựng lòng trung thành. Phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Yếu tố cấu thành Gồm nhiều yếu tố như giá trị cốt lõi, hình ảnh, tiếng nói, trải nghiệm và cam kết của doanh nghiệp. Gồm các yếu tố bề mặt như tên gọi, logo, biểu tượng, kiểu dáng, màu sắc.
Bảo hộ pháp lý Không thể đăng ký bảo hộ toàn bộ thương hiệu, nhưng có thể bảo hộ từng phần (logo, tên, khẩu hiệu). Nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ pháp lý, tránh việc sao chép hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tính chất Mang tính chiến lược và phát triển lâu dài, ảnh hưởng đến cảm nhận và quyết định của khách hàng. Mang tính nhận diện trực tiếp, giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp.
Giá trị Thương hiệu không thể định giá dễ dàng bởi lẽ nó gắn liền với nhiều yếu tố không đo lường được như sự uy tín của thương hiệu, khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ,… Nhãn hiệu sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một loại tài sản và có thể định giá.
Ví dụ Cocacola (gồm chất lượng sản phẩm, trải nghiệm người dùng, triết lý sáng tạo). Logo Cocacola và biểu tượng quả táo cắn dở là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ.

Tóm lại, thương hiệu là khái niệm toàn diện hơn, bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình như trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Nhãn hiệu chỉ đơn thuần là các yếu tố trực quan giúp nhận diện và phân biệt sản phẩm trên thị trường và được bảo hộ pháp lý.

Các yếu tố tạo nên thương hiệu

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng. Để hiểu rõ hơn về cách một thương hiệu được hình thành, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố chính tạo nên thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Những yếu tố này không chỉ giúp định hình cách khách hàng nhận diện mà còn tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến.

1. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu trong thương mại điện tử là bước đầu tiên để xác định rõ vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trực tuyến. Điều này giúp thương hiệu nổi bật giữa vô vàn đối thủ khác bằng cách nhấn mạnh vào điểm khác biệt của mình. Ví dụ, thương hiệu có thể được định vị là chuyên cung cấp sản phẩm giá rẻ, hoặc là nơi bán hàng cao cấp và độc quyền.

Trong môi trường trực tuyến, việc định vị cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt nhu cầu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hiểu rõ hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Khi định vị chính xác, thương hiệu có thể thu hút khách hàng phù hợp và tăng cơ hội chuyển đổi họ thành người mua hàng trung thành.

2. Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu trong thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở sản phẩm hay dịch vụ, mà còn ở trải nghiệm mà thương hiệu mang lại cho khách hàng trong suốt hành trình mua sắm trực tuyến. Một thương hiệu có thể tạo ra giá trị bằng cách cung cấp trải nghiệm mua hàng mượt mà, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm và chính sách đổi trả linh hoạt.

Ví dụ, giá trị mà một nền tảng thương mại điện tử như Amazon mang lại không chỉ nằm ở số lượng sản phẩm khổng lồ, mà còn ở cam kết giao hàng nhanh chóng và sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Khách hàng không chỉ mua sản phẩm, mà họ còn mua sự an tâm và tiện lợi.

3. Tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu trong thương mại điện tử là cách doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng thông qua các kênh truyền thông trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing, và quảng cáo kỹ thuật số. Tính cách và giọng điệu của thương hiệu cần nhất quán và phù hợp với đối tượng mục tiêu, giúp thương hiệu trở nên gần gũi và dễ nhận diện hơn.

Ví dụ, một thương hiệu bán lẻ trực tuyến có thể sử dụng giọng điệu trẻ trung, năng động để thu hút nhóm khách hàng trẻ, trong khi một trang web bán sản phẩm cao cấp có thể sử dụng ngôn từ trang trọng và tinh tế.

4. Nhận diện thương hiệu

Trong môi trường thương mại điện tử, nhận diện thương hiệu là tất cả những gì giúp khách hàng nhận ra bạn giữa hàng loạt lựa chọn trực tuyến khác. Đây có thể là logo, màu sắc chủ đạo của website, cách bài trí sản phẩm, hay cách tương tác với khách hàng qua các nền tảng trực tuyến.

Ví dụ, một trang web như Shopee có nhận diện mạnh mẽ với màu cam đặc trưng, giao diện thân thiện với người dùng và hình ảnh rõ ràng về các chương trình khuyến mãi. Việc duy trì một nhận diện thương hiệu nhất quán giúp tăng khả năng nhận diện và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

5. Lời hứa thương hiệu

Trong thương mại điện tử, lời hứa thương hiệu không chỉ là cam kết về chất lượng sản phẩm mà còn về toàn bộ trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Điều này bao gồm sự dễ dàng trong việc đặt hàng, thanh toán an toàn, giao hàng đúng hẹn và chính sách chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.

Ví dụ, một thương hiệu như Lazada cam kết mang đến trải nghiệm mua sắm đa dạng, giao hàng nhanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Lời hứa này tạo dựng niềm tin, đặc biệt trong môi trường trực tuyến nơi yếu tố tin cậy là rất quan trọng.

6. Khách hàng mục tiêu

Xác định đúng khách hàng mục tiêu trong thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược marketing và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khách hàng mục tiêu có thể được phân chia dựa trên nhân khẩu học, hành vi mua sắm trực tuyến, thói quen sử dụng thiết bị, hoặc sở thích về thương hiệu.

Ví dụ, một thương hiệu bán lẻ trực tuyến chuyên cung cấp thời trang cao cấp sẽ nhắm đến nhóm khách hàng có thu nhập cao, trong khi một trang web bán đồ điện tử giá rẻ có thể nhắm đến các bạn trẻ yêu công nghệ. Khi thương hiệu hiểu rõ khách hàng mục tiêu, họ có thể tạo ra những thông điệp và chiến dịch marketing phù hợp, đồng thời cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng thực sự cần.

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Tạo dựng nhận diện doanh nghiệp

Thương hiệu giúp tạo ra sự công nhận và nhận thức về doanh nghiệp của bạn đối với khách hàng mục tiêu. Một thương hiệu mạnh nổi bật có thể giúp xây dựng lòng tin và lòng trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp, những người sẽ có nhiều khả năng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn những sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Điều này có thể dẫn đến tăng cường giữ chân khách hàng, giới thiệu và cuối cùng là tăng trưởng kinh doanh.

Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Thương hiệu cũng giúp thiết lập hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. Một logo được thiết kế tốt, phối màu và thông điệp nhất quán trên tất cả các tài liệu tiếp thị có thể giúp truyền tải cảm giác chuyên nghiệp và uy tín. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ đang cạnh tranh với các công ty lớn hơn và lâu đời hơn.

Giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường có hàng ngàn doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau nên việc xây dựng thương hiệu độc đáo là điều cần thiết để doanh nghiệp nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Một thương hiệu độc đáo luôn biết làm mới mình sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, thu hút sự chú ý và tạo ra ưu thế trong tâm trí khách hàng. 

Xây dựng lòng tin và lòng trung thành

Thương hiệu đại diện cho lời hứa của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá trị họ có thể đem lại cho người tiêu dùng. Một thương hiệu mạnh luôn thực hiện đúng lời hứa có thể xây dựng lòng tin và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Khi khách hàng tin tưởng rằng thương hiệu, họ có thể trở thành khách hàng thường xuyên và giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho những người khác. Điều này có thể dẫn đến mối quan hệ khách hàng lâu dài và tăng trưởng kinh doanh bền vững.

Tăng giá trị doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu cũng có thể làm tăng giá trị của một doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh với lượng khách hàng trung thành không chỉ là tài sản quý giá mà còn thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi họ muốn bán lại hoặc mở rộng thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập.

Cách xây dựng thương hiệu thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong tiếp thị giúp doanh nghiệp định hình hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình cơ bản để xây dựng một thương hiệu:

1. Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường 

Bước đầu tiên để xây dựng một thương hiệu thành công là thấu hiểu thị trường hiện tại: Khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Mọi chiến lược thương hiệu và kế hoạch kinh doanh vững chắc đều dựa trên chính câu hỏi này.

Có nhiều cách để tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi bạn bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu:

  • Tìm kiếm danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên Google và phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • Nói chuyện với những người trong thị trường mục tiêu của bạn và hỏi họ mua những thương hiệu nào trong ngành của bạn.
  • Xem các tài khoản hoặc trang mạng xã hội có liên quan mà đối tượng mục tiêu của bạn theo dõi.
  • Mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ và tìm hiểu cách khách hàng của bạn sẽ duyệt và mua sản phẩm.
  • Nghiên cứu các xu hướng trong ngành của bạn bằng cách đọc các ấn phẩm, duyệt mạng xã hội và sử dụng Google Trend.

Trong quá trình nghiên cứu, hãy lưu ý những thương hiệu lớn nhất trên thị trường. Họ đang làm đúng điều gì? Bạn cung cấp điều gì mà họ không cung cấp? Đây được gọi là đề xuất bán hàng độc đáo (USP) của bạn.

2. Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi phát triển thương hiệu, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu. Mỗi nhóm người khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với tông màu, tính thẩm mỹ và tính cách thương hiệu. Bắt đầu bằng việc hiểu rõ đối tượng đang tìm kiếm gì sẽ giúp bạn thiết kế thương hiệu dễ dàng kết nối với mỗi nhóm khác hàng.

Bên cạnh đó, bạn có thể xác định đối tượng thông qua việc tạo ra chân dung người mua – bản phác thảo về khách hàng tiềm năng bao gồm thông tin cơ bản như độ tuổi, thu nhập và những yếu tố chuyên sâu như quan điểm, thói quen mua sắm. Qua thời gian, bạn sẽ dần hiểu rõ hơn về đối tượng khi thương hiệu phát triển.

3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhân diện thương hiệu chính là chìa khóa duy nhất tạo nên thành công của thương hiệu giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo vào khác biệt. Một bộ nhân diện thương hiệu mạnh không chỉ giúp thương hiệu nổi bật mà còn xây dựng lòng tin và gắn kết với khách hàng. Bộ nhận diện bao gồm logo, bảng màu, font chữ, phong cách hình ảnh, và các tài liệu văn phòng, tất cả đều phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Các yếu tố này cần được áp dụng đồng bộ trên mọi nền tảng truyền thông, từ website, tài liệu quảng cáo đến phong cách giao tiếp, giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận diện và tạo sự gắn kết với khách hàng.

4. Phát triển giọng nói thương hiệu 

Giọng nói thương hiệu của bạn—phong cách giao tiếp mà bạn sử dụng trong các tài liệu tiếp thị và khi giao tiếp với khách hàng—phải nhất quán và khác biệt.

Bạn có thể chọn nói trang trọng hơn (ví dụ, không sử dụng từ viết tắt) hoặc không trang trọng (sử dụng từ viết tắt và dấu chấm than). Bạn có thể có giọng nói mạnh mẽ, trực tiếp hoặc thụ động, tử tế hơn. Giọng nói thương hiệu của bạn có thể hoàn toàn chuyên nghiệp hoặc hoa mỹ và giàu cảm xúc hơn. Tất cả tùy thuộc vào bạn. Hãy chọn bất kỳ giọng nói nào mà bạn cảm thấy đại diện tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

5. Phủ sóng thương hiệu ở khắp mọi nơi 

Sau khi phân tích và xây dựng thương hiệu, bạn cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Hãy phủ sóng thương hiệu của bạn ở tất cả các mạng xã hội từ Instagram đến Tiktok. Tạo sự hấp dẫn bằng cách đầu tư vào quảng cáo trên Google và Facebook. Điều này sẽ truyền bá thông tin về thương hiệu của bạn. Thu hút đối tượng mục tiêu của bạn bằng các ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, gửi tờ rơi đến người tiêu dùng mục tiêu để thúc đẩy thương hiệu của bạn cũng là một cách khá hiệu quả để quảng bá thương hiệu.

6. Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông

Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông đòi hỏi việc duy trì đồng bộ thông điệp, hình ảnh và giọng điệu. Thương hiệu cần sử dụng cùng logo, bảng màu, và phong cách hình ảnh trên tất cả các nền tảng, đồng thời đảm bảo giọng điệu giao tiếp luôn phù hợp với cá tính thương hiệu. Nội dung cần truyền tải thông điệp cốt lõi một cách rõ ràng và nhất quán, dù là trên mạng xã hội, website hay email. Sự nhất quán này giúp tăng cường nhận diện và xây dựng lòng tin với khách hàng.

Thách thức và xu hướng trong xây dựng thương hiệu

Thách thức trong xây dựng thương hiệu:

  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường ngày càng trở nên đông đúc với nhiều doanh nghiệp và thương hiệu cạnh tranh gay gắt để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Sự thay đổi liên tục của người tiêu dùng: Thói quen, sở thích và xu hướng của người tiêu dùng luôn thay đổi, khiến doanh nghiệp khó duy trì sự phù hợp của thương hiệu.
  • Xây dựng niềm tin: Việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành từ khách hàng đòi hỏi thời gian và nỗ lực lớn, trong khi chỉ một sai lầm nhỏ có thể làm tổn hại uy tín của thương hiệu.
  • Sự hiện diện đa kênh: Quản lý thương hiệu nhất quán trên nhiều kênh truyền thông và nền tảng trực tuyến, ngoại tuyến là một thách thức lớn, đặc biệt khi thương hiệu phải điều chỉnh cho từng thị trường hoặc nền tảng.
  • Ngân sách hạn chế: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn trong việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu dài hạn.

Xu hướng trong xây dựng thương hiệu:

  • Cá nhân hóa: Doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng để tăng cường sự gắn kết và tạo ấn tượng sâu sắc.
  • Thương hiệu có giá trị xã hội: Người tiêu dùng hiện đại ưa chuộng các thương hiệu cam kết với các vấn đề xã hội và môi trường, giúp tạo ra một hình ảnh tích cực hơn trong mắt công chúng.
  • Sử dụng công nghệ: Công nghệ như AI và dữ liệu lớn được áp dụng để phân tích thói quen tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược thương hiệu và tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
  • Nội dung tương tác: Xu hướng sử dụng nội dung tương tác, như video trực tiếp, trò chơi, và trải nghiệm ảo đang phát triển mạnh, giúp tăng cường tương tác với khách hàng và làm thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
  • Thương hiệu “xanh” và bền vững: Sự quan tâm đến môi trường khiến ngày càng nhiều thương hiệu tập trung vào các chiến lược bền vững và sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường để thu hút khách hàng.

Kết luận

Tóm lại, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh có thể giúp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng một cách dễ dàng. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể đem lại cho bạn một cái nhìn tổng quan về thương hiệu, vai trò cũng như cách thức cơ bản để tạo dựng nên một thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Còn chần chờ gì nữa hãy bắt tay vào xây dựng thương hiệu của riêng bạn ngay hôm nay!

Rin Nguyen is a Content Marketer at Merchize with over 3 years of hands-on experience in Print on Demand and more than 2 years of crafting engaging content for ecommerce blogs. My goal is to turn ideas into impactful stories and innovative solutions that elevate brands and engage readers.