Contents
In trực tiếp lên phim (DTF) là lựa chọn hàng đầu cho ngành in ấn quần áo, và đặc biệt là in quần áo print on demand. Với khả năng in trên nhiều loại chất liệu, DTF không chỉ vượt qua những hạn chế của các phương pháp in truyền thống mà còn mang lại chất lượng in ấn sắc nét, màu sắc sống động và độ bền cao.
Hãy cùng khám phá chi tiết về quy trình in DTF, những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp in này, cũng như là so sánh in DTF với những phương pháp in khác trên thị trường.
In DTF là gì?
In DTF, viết tắt của Direct-to-film là một kỹ thuật in sử dụng các tấm film PET chuyển nhiệt, kết hợp với bột kết dính và mực in PET chuyên dụng, để in hình lên bề mặt. Quy trình in DTF bắt đầu bằng việc in thiết kế lên tấm film PET đặc biệt, sau đó tấm film sẽ được ép nhiệt lên bề mặt sản phẩm cần in.
Sự ra đời của DTF đã phá vỡ nhiều giới hạn mà các phương pháp in truyền thống không thể làm được. Với DTF, bạn có thể tạo ra các bản in chất lượng cao trên nhiều chất liệu đa dạng, từ cotton đến polyester, chứ không giới hạn cho từng loại vải như một số phương pháp in phổ biến như DTG hay in thăng hoa.
Không chỉ dừng lại ở tính ứng dụng cao, DTF còn mang đến chất lượng in vượt trội, bền với chi phí thấp hơn so với nhiều phương pháp in khác.
Quy trình in DTF
Quy trình in DTF khá tương đồng với các kỹ thuật in hiện tại. Tuy nhiên, DTF có một số cải tiến khác biệt, giúp mang đến kết quả in tốt hơn.
Sau đây là các bước cụ thể của quy trình in DTF:
1. Tạo thiết kế in:
Trước khi bắt đầu quá trình in, bạn cần phải chuẩn bị sẵn thiết kế.
Mỗi kỹ thuật in thương có có những yêu cầu riêng về thiết kế để mang đến kết quả in tốt nhất. Tuy nhiên, về cơ bản, DTF có thể xử lý hết hầu hết các loại design với mức độ phức tạp, màu sắc và hiệu ứng khác nhau.
DTF cho phép bạn thử nghiệm với nhiều thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, in DTF sẽ có giới hạn về diện tích in. Vì vậy hãy đảm bảo kích thước thiết kế của bạn phù hợp với diện tích in cho phép.
2. In lên phim
DTF cũng sử dụng một loại vật liệu chuyên dụng, phim PET (Polyethylene Terephthalate), để in design lên. Phương pháp này sử dụng máy in chuyên dụng chạy bằng mực in đặc biệt dành cho DTF, để tạo ra được hình in có độ bền cao, màu sắc sống động.
3. Phủ bột
Sau khi in design lên tấm phim PET, một lớp bột kết dính sẽ được phủ đều lên bề mặt khi mực vẫn còn ướt. Bạn có thể phủ bột bằng tay hoặc sử dụng máy lắc bột tự động.
Lớp bột này là yếu tố quan trọng tạo mang đến những ưu điểm vượt trội của DTF. Dưới tác dụng của nhiệt, bột sẽ tan chảy, kết dính mực in với vải, giúp hình in bám chắc trên bề mặt vải.
4. Sấy phim
Sau khi phủ bột, phim sẽ được sấy nhiệt để làm khô lớp bột. Nhiệt độ cao sẽ làm tan chảy bột, tạo lớp kết dính, sẵn sàng để in lên bề mặt vải.
Bước sấy phim có thể thực hiện bằng máy ép nhiệt, máy sấy hoặc thiết bị nhiệt khác. Điều quan trọng là đảm bảo nhiệt được phân bố đều và kiểm soát được nhiệt độ và thời gian sấy.
5. Chuyển thiết kế lên vải
Trước khi tiến hành chuyển hình in lên bề mặt vải, bạn cần ép sơ qua vải trong 2-5 giây để làm phẳng cũng như loại bỏ độ ẩm.
Sau đó, đặt phim PET lên vải và căn chỉnh đúng vị trí. Cài đặt máy ép nhiệt ở nhiệt độ từ 160-170°C trong 15-20 giây. Mặt có bột phải tiếp xúc trực tiếp với vải.
6. Bóc phim
Sau bước ép nhiệt, hãy đợi đến khi vải nguội rồi bóc phim ra, hình sẽ bám lại trên vào vải.
Để tăng độ bền cho bản in, bạn có thể ép nhiệt thêm một lần nữa trong 10-15 giây.
Tại sao nên sử dụng in DTF?
In DTF được ưa chuộng nhờ tính linh hoạt, chi phí hợp lý, chất lượng in tốt và tương thích với nhiều loại chất liệu khác nhau. Công nghệ này tiếp tục được cải thiện, trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người trong ngành may mặc, và đặc biệt là print on demand (in theo yêu cầu).
- Ứng dụng rộng rãi DTF có thể ứng dụng trên nhiều loại chất liệu từ vải tự nhiên như cotton, lụa, da cho đến vải tổng hợp như polyester, nylon và các loại vải pha.
- Chất lượng in cao Với DTF, bạn có thể thỏa sức sáng tạo mà không bị giới hạn. Từ màu sắc rực rỡ đến các chi tiết phức tạp, DTF đều xử lý được một cách dễ dàng.
- Độ bền Nhờ lớp bột keo, bản in DTF có độ bền cao, giữ nguyên sau nhiều lần giặt mà không bị phai hay bong tróc.
- Tiết kiệm chi phí So với các phương pháp như in lụa, DTF tiết kiệm chi phí hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ hoặc in theo yêu cầu, vì DTF không yêu cầu các bước chuẩn bị phức tạp.
- Linh hoạt DTF có khả năng linh hoạt cao, phù hợp với các đơn hàng in theo yêu cầu, tùy chỉnh từng thiết kế một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn thêm chi phí hay thời gian để chuẩn bị.
So sánh in DTF với các phương pháp in khác
- So với in lụa: DTF linh hoạt hơn cho các đơn hàng nhỏ và phức tạp.
- So với in DTG: DTF có thể in trên nhiều loại vải hơn.
- So với in thăng hoa: DTF linh hoạt hơn về màu sắc và chất liệu vải.
In trực tiếp lên phim (DTF) so với in lụa
Khác với DTF, in lụa là một phương pháp in truyền thống đã ra đời từ rất lâu. Quy trình in lụa không yêu cầu máy móc đắt tiền nhưng lại cần khuôn in (stencil) để in thiết kế lên vải.
Tuy nhiên, in lụa có nhiều hạn chế. Ví dụ, in lụa không thể in các thiết kế phức tạp hay hình ảnh chi tiết như DTF. Bên cạnh đó, phạm vi màu sắc của in lụa cũng bị giới hạn. Mỗi màu sắc in sẽ nên một khuôn in riêng. Càng nhiều màu thì lại càng cần nhiều khuôn hơn.
Quá trình in lụa tuy nhìn đơn giản nhưng lại yêu cầu chuẩn bị phức tạp. Để in một thiết kế, bạn cần tạo ra nhiều khuôn in khác nhau, tốn kém về cả thời gian và chi phí.
Vì vậy, in lụa phù hợp với các đơn hàng số lượng lớn, trong khi DTF phù hợp hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ và in cá nhân hóa, nhờ vào quy trình đơn giản hơn và linh hoạt hơn.
In trực tiếp lên phim (DTF) so với in trực tiếp lên vải (DTG)
In trực tiếp lên vải (DTG) và in trực tiếp lên phim (DTF) có một điểm chung là cả hai đều mang đến khả năng tùy chỉnh cao, phù hợp với các đơn hàng số lượng ít và in theo yêu cầu.
Tuy nhiên, hai kỹ thuật này khác biệt cơ bản về cách hoạt động. DTF là một phương pháp in chuyển nhiệt, trong khi DTG sử dụng mực phun, in trực tiếp lên vải.
Về phạm vi ứng dụng, DTG in được trên vải cotton hoặc vải pha cotton, trong khi DTF có thể in trên nhiều loại vải khác nhau từ tổng hợp đến tự nhiên.
Nếu bạn muốn chọn một phương pháp in đa dạng về chất liệu, DTF chắc chắn là lựa chọn phù hợp hơn.
Để hiểu chi tiết ưu điểm và nhược điểm của hai kĩ thuật in, hãy đọc bài so sánh DTF và DTG
In trực tiếp lên phim (DTF) so với in thăng hoa (Sublimation)
Cả in DTF và in thăng hoa đều thuộc nhóm in chuyển nhiệt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại sử dụng những kỹ thuật khác nhau. DTF dùng bột keo để kết dính mực in lên vải, trong khi in thăng hoa sử dụng mực đặc biệt biến đổi từ rắn sang khí dưới tác dụng của nhiệt.
Phương pháp in thăng hoa có khả năng tạo ra hình in siêu bền, hoàn toàn thấm vào chất vải, cho phép tạo ra các thiết kế in toàn bộ bề mặt.
Dù in thăng hoa có khá nhiều ưu điểm, nó vẫn có một số giới hạn nếu so với DTF. In thăng hoa chỉ áp dụng được trên vải tổng hợp như nylon hoặc polyester, và màu sắc chỉ hiện lên tốt trên vải trắng hoặc sáng màu.
Trong khi đó, DTF có thể in được trên cả chất liệu sợi tổng hợp lẫn chất liệu sợi tự nhiên. Ngoài ra, DTF cũng có thể in được trên cả vải sáng và tối màu.