DTG và DTF là hai phương pháp in khá phổ biến trong ngành in ấn quần áo. Để có thể lựa chọn phương pháp in phù hợp nhất, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa DTG và DTG. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào những ưu điểm, nhược điểm và sự khác biệt của hai kỹ thuật in, từ đó, giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất.
In DTG là gì?
In DTG (Direct-to-Garment) là phương pháp in trực tiếp lên vải. Không giống như những phương pháp in chuyển nhiệt hay in lụa, DTG không cần dùng đến các công cụ hỗ trợ khác như khuôn in hay giấy chuyển nhiệt. Thay vào đó, DTG sử dụng công nghệ in phun và mực gốc nước để in trực tiếp lên vải. Mực gốc nước có khả năng thấm sâu vào sợi vải, bám chặt lên bề mặt áo và tạo ra hình in bền, sắc nét, cho bề mặt in mịn và mềm mại.
Quy trình in DTG:
- Chuẩn bị file thiết kế: Tạo file thiết kế để in lên vải. Để có được hình ảnh in tốt nhất, file in cần tuân theo một số yêu cầu về định dạng tệp, kích thước, độ phân giải, hệ màu.
- Chuẩn bị phôi in: Phôi in làm từ vải cotton, hỗn hợp cotton, hoặc các loại sợi tự nhiên khác, là lựa chọn hàng đầu cho công nghệ in DTG. Trước khi đưa vào in ấn, phôi in cần được xử lý trước bằng một dung dịch đặc biệt để giúp mực bám vào vải. Bước này rất quan trọng để có được hình in màu sắc sống động và bền.
- Căng sản phẩm: Phôi in (áo, túi, … ) cần được trải phẳng và căng trên khung in để đảm bảo hình in được đều và ngay ngắn.
- In: Máy in DTG sử dụng mực gốc nước để in thiết kế trực tiếp lên vải. Máy in phun mực lên áo, giống như cách máy in giấy phun mực lên giấy. Mực được hấp thụ vào vải, tạo ra bề mặt in mịn và mềm.
- Cố định hình in: Sau khi in, hình in cần phải được xử lí bằng máy ép nhiệt hoặc máy sấđể hình in bền và bám chắc hơn,
Tại sao sử dụng DTG?
- Quy trình in đơn giản, phù hợp với in số lượng ít: Không giống như các phương pháp in truyền thống như in lụa, in DTG không yêu cầu bạn phải chuẩn bị các loại khung in đặc biệt cho từng hình in. Bạn có thể in chỉ một chiếc áo một cách đơn giản tiện lợi.
- Hình in đẹp, chi tiết: Công nghệ DTG mang đến những hình in rõ nét, chi tiết, chính xác hơn hẳn so với những cách in thông thường khác.
- Tính cá nhân hóa cao: Với lợi thế có thể in được số lượng ít, chỉ từ 1 chiêc, in DTG có thể mang đến những sản phẩm in độc đáo với tính cá nhân hóa cao, trong khi vẫn giữ được giá cả phù hợp.
Với những ưu điểm trên, DTG là công nghệ in phổ biến trong ngành print on demand. Merchize hiện sử dụng in DTG cho nhiều dòng sản phẩm may mặc/dệt may để mang đến sản phẩm in chất lượng in tốt nhất với giá cả phải chăng.
In DTF là gì?
Không giống như in DTG, In DTF (Direct-to-Film) không in trực tiếp hình in lên mặt vải, mà thông qua một lớp decal để “dán" hình in lên lớp vải. Trong quá trình “dán" hình in lên bề mặt vải, chúng ta phải sử dụng nhiệt để hình in có thể bám chặt trên bề mặt vải.
Quy trình in DTF
- Tạo thiết kế: Đầu tiên, thiết kế được tạo ra trên máy tính. Nó có thể là logo, hình ảnh, hoặc văn bản, giống như với DTG hoặc các phương pháp in khác.
- In lên phim: Sử dụng máy in DTF chuyên dụng để in thiết kế lên một tấm phim PET (Polyethylene Terephthalate).
- Rắc bột keo: Ngay sau khi in xong, rắc một lớp bột keo (dạng bột mịn) lên mặt có mực in khi mực còn ướt. Loại bột này có vai trò như chất kết dính, giúp hình in bám chắc vào vải.
- Ép nhiệt: Đặt tấm phim lên bề mặt vải và dùng máy ép nhiệt ép ở nhiệt độ cao (khoảng 160-170°C) trong vài giây. Lớp keo sẽ tan chảy và dính chặt hình in vào vải.
- Lột phim: Sau khi ép xong, để mặt vải nguội một chút rồi từ từ lột tấm phim ra. Lúc này, hình in sẽ bám vào mặt vải.
Tại sao sử dụng DTF?
- Phù hợp với nhiều loại vải: DTF có thể được sử dụng trên nhiều chất liệu như cotton, polyester, các loại vải pha, vân vân.
- Hình in bền: Hình in bán chắc vào bề mặt vải và không bị phai màu sau nhiều lần giặt.
- Màu sắc nổi bật, tươi sáng kể cả khi in lên vải tối màu: Nhờ có lớp mực trắng làm nền, màu sắc trên hình in trông nổi bật và tươi sáng dù in lên quần áo tối màu.
So sánh chi tiết DTG và DTF
1. Chi phí
- DTG: Sử dụng DTG tiết kiệm hơn các phương thức in khác, đặc biệt với các đơn hàng số lượng nhỏ. Nhờ có quy trình in đơn giản, nhanh gọn, bạn có thể giảm được những chi phí liên quan đến công cụ in như phim in, khuôn in, vân vân. Tuy nhiên, mực DTG thường đắt hơn so với các mực in thường. Điều này có nghĩa là khi in với số lượng lớn, DTG sẽ không phải là lựa chọn tối ưu giá nhất.
- DTF: Phù hợp hơn cho các đơn hàng lớn vì phương pháp này tốn ít mực hơn (Mực không thấm trực tiếp vào vải, nhờ đó giảm thiểu chi phí mực).
2. Khối lượng in
- DTG: DTG phù hợp với các đơn đặt hàng riêng lẻ. Bạn có thể in trực tiếp mỗi thiết kế lên vải mà không cần chuẩn bị khuôn in hay phim in cho từng thiết kế. Phù hợp cho in theo yêu cầu với khối lượng ít, hoặc in cá nhân hóa.
- DTF: Phù hợp với cả đơn hàng nhỏ và lớn, nhưng hiệu quả hơn đối với các đơn hàng số lượng lớn như in đồng phục, in các quà tặng quảng bá, vân vân. Khi in số lượng lớn, DTF có lợi thế là quy trình in nhanh, tiết kiệm chi phí mực in. Bạn có thể in phim hàng loạt và sau đó nhanh chóng chuyển các thiết kế đó lên sản phẩm.
3. Chất lượng in
- DTG: Có khả năng tạo ra hình in chi tiết với màu sắc mịn màng, đặc biệt hiệu quả trên chất liệu sáng màu. Hình in bám chắc, hòa làm một với sợi vải, tạo ra cảm giác bề mặt mềm, mịn.
- DTF: Hình in DTF có ưu điểm là màu sắc sắc sống động, tươi sáng, chính xác. Tuy nhiên về mức độ mô tả chi tiết, DTF có thể không so được với DTG. Ngoài ra, hình in của DTF sẽ dày và cộm hơn, so với in DTG.
Nếu bạn muốn hình in thật sắc nét, chân thật và mềm mại, hãy lựa chọn DTG. Đặc biệt, in DTG rất hợp với các thiết kế mang phong cách vintage, retro vì màu in của DTG có phần nhạt hơn và không tươi như DTF. Còn nếu bạn thích hình in trông thật rực rỡ và nổi bật, DTF chính là phương án phù hợp nhất.
4. Cảm giác bề mặt
- DTG: Khi sờ hình in DTG trên bề mặt vải, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, nhẹ nhàng, gần như hòa quyện vào cùng với sợi vải.
- DTF: Hình in DTF trên bề mặt vải không có cảm giác mềm mịn như của DTG mà sẽ hơi cộm lên. Sự khác biệt này là vì hình in được “dán" trên vải, chứ không được in phun trực tiếp như DTG. Mặc dù vẫn đảm bảo được độ bám và bền, hình in DTF nếu in ở khổ lớn, sẽ làm mất cảm giác mềm mại của vải, khiến vải trông cứng và mất độ đàn hồi tự nhiên.
Cảm nhận bề mặt là một điểm khác biệt dễ nhận biết giữa DTG và DTF. Bạn cũng có thể dựa vào yếu tố này để lựa chọn được phương pháp in phù hợp: Bạn thích cảm giác mềm mại của DTF hay sự rực rỡ, màu sắc của DTF?
5. Thiết kế
- DTG: Phù hợp với các thiết kế phức tạp với nhiều màu sắc, hiệu ứng và chi tiết. DTG có thể thể hiện những hình in với chất lượng và độ phân giải cao một cách chi tiết, chân thật nhất.
- DTF: Phù hợp với những hình in màu sắc sặc sỡ. Mặc dù khả năng thể hiện chi tiết khá sắc nét, DTF vẫn không thể xử lí những chi tiết nhỏ, tinh vi một sắc nét và chính xác như DTG.
Nếu bạn đề cao chất lượng hình ảnh in, DTG sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Phương pháp in này đảm bảo bạn có thể giữ được chi tiết sắc nét trong design của mình. Còn nếu thiết kế của bạn có phong cách đơn giản nhưng ấn tượng và màu sắc thì DTF sẽ phù hợp hơn.
6. Tương thích với chất liệu
- DTG: Phù hợp với chất liệu cotton, pha cotton. Mực in gốc nước sử dụng trong DTG sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng với các chất liệu sợi tự nhiên. Trong khi đó, các loại sợi tổng hợp có khả năng hấp thu mực kém, dẫn đến hình in chất lượng kém, không bền.
- The ink needs to bond with the fabric fibers to create a durable print, and synthetic materials like polyester do not absorb the ink well, resulting in lower print quality.
- DTF: Có thể sử dụng trên nhiều loại vải, gồm có cotton, polyester, vải pha, và thậm chí cả các chất liệu không phải vải như da. Tính linh hoạt này giúp DTF có thể đáp ứng được nhu cầu in lên nhiều chất liệu, sản phẩm may mặc khác nhau.
DTF là lựa chọn in lý tưởng cho các doanh nghiệp với danh mục sản phẩm lớn và đa dạng chất liệu. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn tập trung vào việc bán các mặt hàng quần áo đơn giản hàng ngày như áo thun hoặc áo hoodie, DTG vẫn là một lựa chọn hoàn toàn ổn và hợp lý.
7. Độ bền
DTG và DTF đều bền ngang nhau. Tuy nhiên, do sự khác biệt về kỹ thuật in, hình in của DTG sẽ nhỉnh hơn DTF một chút về độ bền.
- DTG: Hình in tệp vào vải, bám chắc hơn và ít bị nứt hoặc phai màu.
- DTF: Hình in DTF không tệp vào làm một với mặt vải như với DTG mà nằm nổi trên bề mặt. Điều này khiến hình in dễ bị nứt vỡ và có thể phai màu sau thời gian dài giặt và sử dụng.
8. Thời gian
Thời gian là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Thời gian kéo dài sẽ làm tăng thêm chi phí. Và đặc biệt với các dòng sản phẩm cá nhân hóa, print on demand thì thời gian sản xuất còn có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Việc rút ngắn thời gian sản xuất sẽ giúp đơn hàng đến tay người nhận nhanh hơn, đảm bảo sự hài lòng của khách.
- DTG: Nhanh hơn cho đối với các đơn hàng nhỏ, in theo yêu cầu. Đặc biệt với các thiết kế cá nhân hóa, quy trình in đơn giản giúp tiết kiệm thời gian hơn.
- DTF: Có thể chậm hơn đối với các đơn hàng nhỏ, in theo yêu cầu vì có thêm bước chuyển thiết kế từ phim sang vải. Tuy nhiên, đối với các đơn hàng số lượng lớn, DTF sẽ giúp tăng tốc thời gian in tốt hơn.
Để tối ưu hóa thời gian sản xuất, bạn lựa chọn phương pháp in dựa trên số lượng in. Các đơn hàng nhỏ hoặc đơn hàng in theo yêu cầu sẽ thích hợp với in DTG hơn. Còn DTF tiết kiệm thời gian hơn với các đơn hàng số lượng lớn.
Cả in DTF và DTG đều mang lại những lợi thế riêng tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm bản in chất lượng cao, chi tiết cho các đơn hàng nhỏ hoặc tùy chỉnh, DTG là lựa chọn lý tưởng. Đối với các đơn hàng lớn, rực rỡ và đa dạng, DTF là lựa chọn hiệu quả hơn. Điều quan trọng là hiểu rõ phương pháp nào phù hợp với mục tiêu của bạn.