Contents
Doanh thu thị trường thương mại điện tử ở châu Âu đang tăng lên hàng năm và dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 483,8 tỷ đô la vào năm 2023. Điều này chứng minh rằng đây là một thị trường vô cùng tiềm năng để anh em seller khai thác và phát triển trong ngành POD. Cùng Merchize tìm hiểu sâu thêm về thị trường EU này nhé!
Châu Âu là một tập hợp với 50 quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhận. Trong khi đó Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế và chính trị gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu ở châu Âu.
Như bạn có thể thấy, không phải tất cả các quốc gia Châu Âu đều là một phần của Liên minh Châu Âu. Ví dụ, về mặt địa lý, Na Uy nằm ở Châu Âu, nhưng nước này không phải là thành viên EU.
Liên minh Châu Âu chính là thị trường POD lớn bởi tập hợp số lượng lớn các quốc gia có mức độ mua sắm online cao. Doanh thu thị trường thương mại điện tử ở châu Âu đang tăng lên hàng năm và dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 483,8 tỷ đô la vào năm 2023.
Không chỉ vậy, phân khúc lớn nhất trên thị trường này thuộc về thời trang với số lượng thị trường là 112.079 triệu đô la. Điều này càng làm cho POD trở thành một ngành hàng có tiềm năng thu hút nhiều người bán tại thị trường này.
Các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại EU
Amazon, eBay, Shopify và Zalando là các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử phổ biến ở hầu hết các nước EU. Tuy nhiên với mỗi quốc gia lại có thêm các nền tảng địa phương phổ biến khác nhau.
Nước Pháp: Một số nền tảng phổ biến tại Pháp như Cdiscount, Conforama, Fnac-Darty, La redoute, Rue du Commerce.
Nước Đức: Các nền tảng địa phương phổ biến tại đây gồm Real.de, Otto và Zalando.
Hà Lan: Bol.com và Beslist.nl là các nền tảng địa phương phổ biến.
Nước Bỉ: Bol.com và Zalando là hai nền tảng lớn nhất tại Bỉ
Nước Ý: ePrice là nền tảng thống trị tại Ý
Lithuania: Stepinfit là nền tảng trực tuyến phổ biến nhất tại đây
Thụy Điển: Fyndiq, Cdon và Tradera là những nền tảng lớn nhất ở Thụy Điển. Đây cũng là điểm mua sắm phổ biến của người tiêu dùng từ các nước láng giềng ở Scandinavia.
Ba Lan: eBay không phải là thị trường phổ biến tại đất nước này. Các nhà thương mại điện tử lớn phải kể tên là Allegro và Ceneo.
Bồ Đào Nha: Đây không phải là thị trường thương mại điện tử lâu đời cũng như phổ biến tại EU nhưng nó có một số nền thị trường đầy thú vị như Worten Online, Dr., BuyinPortugal.pt.
Thụy Sĩ: Thương mại điện tử tại Thụy Sĩ phát triển mạnh với sức mua lớn từ người dân địa phương, một số nền tảng địa phương lớn như Ricardo, Digitec Galaxus.
Romania: Người tiêu dùng Romania thường mua sắm tại các trang web nước ngoài như Amazon và Aliexpress, nhưng cũng thích mua sắm trực tuyến tại nền tảng như Altex, OLX và eMAG.
Nước Cộng hòa Czech: Cộng hòa Séc có một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Châu Âu. Trong giai đoạn 2017-2021, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm được dự đoán là 16%. Heureka tuyên bố là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất trên thị trường Trung và Đông Âu.
Danh sách các nền tảng phổ biến tại các quốc gia EU sẽ được Merchize liên tục cập nhật thêm. Nếu bạn có thêm thông tin có thể cung cấp để Merchize hoàn thiện danh sách này hơn.
Cách tiếp cận thị trường EU
Mỗi thị trường đều có những quy tắc bất thành văn của riêng nó và nếu seller nắm được những điều này thì họ có thể nhanh chóng thành công trên trường mới đó. Một vài lưu ý sau đây đặc biệt quan trọng đối với những người bán mới nhắm mục tiêu đến khách hàng Châu Âu.
Chọn sản phẩm và thiết kế phù hợp
Châu Âu là một khu vực đa dạng về văn hóa. Điều này có nghĩa là một số sản phẩm và thiết kế nhất định có thể phổ biến hơn ở một số quốc gia so với những quốc gia khác. Công bằng mà nói, người Ý có lẽ sẽ không quan tâm đến một chiếc mũ có thiết kế hình Alabama, và người Anh không chắc sẽ mua một chiếc áo phông có chủ đề bóng chày.
Một điều nữa mà bạn cần lưu ý là không phải quốc gia nào ở Châu Âu cũng có sức mua như nhau do mức thu nhập khác nhau. Ví dụ: mức lương tối thiểu hàng tháng ở Hà Lan là 1.476 €, ở Tây Ban Nha là 884 € và ở Ba Lan là 379 €. Vì vậy, những sản phẩm đắt tiền hơn có thể bán chạy hơn ở một số quốc gia so với những quốc gia khác và ngược lại.
Liệt kê các sản phẩm bằng các ngôn ngữ khác nhau
Có 23 ngôn ngữ chính thức trong Liên minh Châu Âu. Để tận dụng tối đa thị trường này, bạn nên cân nhắc việc liệt kê các sản phẩm của mình bằng nhiều ngôn ngữ.
Ngoài tiếng Anh , các ngôn ngữ khác được biết đến rộng rãi ở Châu Âu là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Nhưng tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên dịch danh sách sản phẩm của mình sang cả 6 ngôn ngữ mà cần xây dựng chiến lược phù hợp tương ứng với từng thị trường.
Nếu bạn muốn thêm một ngôn ngữ khác vào cửa hàng của mình, hãy suy nghĩ cẩn thận xem thị trường nào tại Châu Âu là thị trường chính mà bạn đang hướng tới. Một số nước có tiềm năng lớn là Vương quốc Anh, Đức và Pháp vì những quốc gia này nằm ở đầu danh sách các thị trường thương mại điện tử phát triển nhất tại Châu Âu.
Nếu bạn đang theo đuổi thị trường trực tuyến, hãy kiểm tra xem chúng có bản dành riêng cho quốc gia đó hay không. Ví dụ: có thể bán hàng quốc tế trên Amazon thông qua các thị trường bản địa:
- Amazon.co.uk
- Amazon.fr
- Amazon.de
- Amazon.it
- Amazon.es
Với Amazon, bạn có thể tự dịch hoặc sử dụng dịch vụ trả phí Dịch sản phẩm để tạo danh sách sản phẩm, đây là dịch vụ chất lượng cao được người bản ngữ dịch, kiểm tra và xác thực.
Nhưng bạn cũng nên lưu ý, mỗi một trang thương mại điện tử hoạt động theo mô hình khác nhau và bạn cần nắm rõ được điều này trước khi bắt đầu kinh doanh trên bất cứ sàn nào.
Ví dụ: Etsy không có thị trường bản địa hóa cho các quốc gia khác nhau. Thay vào đó, nó có sẵn 8 ngôn ngữ khác nhau. Danh sách sản phẩm trên nền tảng này được dịch tự động để cho phép người mua hàng tìm kiếm bằng ngôn ngữ ưa thích của họ. Nếu bạn cho rằng bản dịch tự động này không đủ tốt, bạn có thể tự thêm chúng theo cách thủ công.
Khi bạn quyết định dịch thông tin sản phẩm của mình sang các ngôn ngữ khác, hãy tránh việc sử dụng các công cụ dịch máy như Google Dịch. Thay vào đó, hãy liên hệ với người mà bạn biết có thể dịch tốt.
Điều chỉnh giá sản phẩm
Có 50 quốc gia ở Châu Âu và 19 quốc gia trong số đó có đồng euro làm đơn vị tiền tệ chính thức. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn người mua sắm từ châu Âu sẽ thích mua hàng bằng đồng euro.
Bằng cách trình bày giá sản phẩm bằng đơn vị tiền tệ mà người mua hàng quen thuộc, bạn sẽ giúp họ một tay — họ có thể đưa ra đánh giá về giá trị để quyết định xem họ có thể mua (hoặc sẵn sàng trả) giá được đánh dấu trên sản phẩm hay không.
Nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng châu Âu thông qua các thị trường khác nhau, bạn sẽ có thể liệt kê các sản phẩm bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau mà không gặp rắc rối nào. Một số trang sẽ tự động chuyển đổi giá sản phẩm, một số trang khác có thể yêu cầu bạn tự tính phí vận chuyển và sản phẩm của mình sang euro. Dù là trường hợp nào, để có được quy đổi giá chính xác nhất, hãy sử dụng công cụ chuyển đổi tiền tệ XE .
Nếu bạn sử dụng Shopify, hãy cân nhắc cài đặt ứng dụng Bold Multi-Currency. Công cụ này sẽ sử dụng vị trí địa lý của khách hàng để tự động hiển thị đơn vị tiền tệ chính xác. Nếu bạn là người dùng WooCommerce, hãy sử dụng plugin Multi Currency.
Cập nhật số đo sản phẩm
Một điều nữa bạn không nên quên đó là số đo sản phẩm. Dù khách hàng ở một vài thị trường khác có thể cảm thấy rất thoải mái với các thông số đo bằng inch, nhưng khách hàng châu Âu sẽ cảm thấy khó hiểu. Vì vậy bạn nên chuyển đổi tất cả các số đo của sản phẩm từ inch sang cm, vì người châu Âu quen thuộc hơn đơn vị đo này.
Bán các sản phẩm được sản xuất hoặc lưu kho tại thị trường Châu Âu
Để thời gian thực hiện và giao hàng nhanh hơn, chúng tôi khuyên bạn nên bán các sản phẩm được sản xuất hoặc lưu kho ở Châu Âu.
Merchize sẵn sàng vận chuyển các sản phẩm đi khắp thế giới nhưng bạn có thể tiết kiệm thời gian ship hàng bằng việc kinh doanh sản phẩm được sản xuất tại nhà máy ở Châu Âu. Điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản thuế cũng như đảm bảo được thời gian ship nhanh chóng.
Xem thêm các sản phẩm sản xuất ở nhà máy châu Âu tại đây.
Tuân thủ các yêu cầu pháp lý
Mỗi quốc gia ở Châu Âu có luật và quy định khác nhau. Dưới đây là một số điều bạn chắc chắn sẽ phải ghi nhớ khi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang Châu Âu, và đặc biệt là EU.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế Giá trị Gia tăng hay VAT là loại thuế áp dụng cho tất cả các hoạt động thương mại liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa ở Liên minh Châu Âu.
Đối với các sản phẩm được sản được sản xuất tại nhà máy EU của Merchize sẽ không bị đánh thuế khi ship trong khu vực EU.
Quy định chung về bảo vệ dữ liệu
Trong trường hợp bạn không quen thuộc, GDPR là luật bảo mật dữ liệu ở Liên minh Châu Âu bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cá nhân thuộc Liên minh Châu Âu, có nghĩa là nó ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động và có quan hệ với Liên minh Châu Âu.
Tiếp thị sản phẩm của bạn
Mặc dù bạn đang cung cấp các sản phẩm với thiết kế độc đáo, nhưng có rất nhiều người bán hàng khác cũng có thể có những thiết kế độc đáo như bạn.
Chính vì vậy, bạn cần có những chiến dịch tiếp thị sản phẩm của riêng mình như mô tả sản phẩm hấp dẫn, hình ảnh sản phẩm thu hút. Tối ưu cửa hàng trên các công cụ tìm kiếm, triển khai tiếp thị qua email, Facebook,…
Nếu đã chuẩn bị đầy đủ hành trang, hãy bắt đầu chinh phục thị trường EU đầy triển vọng này với Merchize ngay bây giờ nhé! Đặc biệt đừng quên Merchize đang có rất nhiều chương trình ưu đãi lớn áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy EU.
Nếu cần hỗ trợ thêm về thông tin sản phẩm hay bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể liên hệ với đội ngũ support của Merchize.