Lượt Reach là gì? Cách Tăng Lượt Tiếp Cận Trong Marketing

Lượt Reach là gì? Cách Tăng Lượt Tiếp Cận Trong Marketing

Khi bạn dành nhiều công sức để xây dựng một chiến lược marketing cho cửa hàng trực tuyến của mình, bạn có thể tự tin rằng nó sẽ thành công và tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng: có bao nhiêu người thực sự nhìn thấy nội dung tiếp thị của bạn? Làm thế nào để bạn đo lường được điều này? 

Giải pháp cho vấn đề này chính là lượt reach. Vậy lượt reach là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa lượt tiếp cận trong marketing? Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ các câu hỏi trên trong bài viết ngày hôm nay.

Lượt Reach là gì?

Lượt Reach là gì?

Lượt reach là một chỉ số dùng để đo lường số lượng người dùng duy nhất đã tiếp cận với nội dung của bạn, cho dù họ có tương tác hay không. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng đối với các nhà tiếp thị vì nó có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị của họ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào lượt reach cao cũng đồng nghĩa với thành công. Nếu lượt tiếp cận lớn nhưng tương tác thấp, điều đó có thể cho thấy thông điệp chưa đủ hấp dẫn hoặc tệp đối tượng chưa thực sự phù hợp. Ngược lại, nếu lượt tiếp cận thấp nhưng tỷ lệ tương tác cao, bạn cần tập trung mở rộng phạm vi tiếp cận để vừa tối ưu hóa nhận diện thương hiệu vừa gia tăng mức độ tương tác.

Cách đo lượt tiếp cận trong Marketing

Tính toán lượt tiếp cận trong tiếp thị tương đối đơn giản và cho phép bạn xác định có bao nhiêu khách hàng tiềm năng nhìn thấy chiến dịch quảng cáo hoặc nội dung của bạn. Để tính lượt reach bạn có thể áp dụng công thức sau:

Lượt reach = Số lần hiển thị (Impression)/Tần suất (Frequency)

Trong đó: 

  • Impression là số lần mà quảng cáo hiển thị trên màn hình của người dùng, bất kể họ có chú ý hay không.
  • Frequency là số lần trung bình mà mỗi người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ số cho biết mức độ hiển thị lặp lại của quảng cáo đối với mỗi người dùng.

Ví dụ, nếu một bài đăng trên Facebook có 1.000 lượt hiển thị và mỗi người dùng trung bình nhìn thấy bài viết 4 lần, thì reach sẽ là 1.000 / 4 = 250.

Điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn đã tiếp cận được khoảng 250 người dùng duy nhất trong suốt chiến dịch. 

May mắn thay trong nhiều trường hợp bạn sẽ không cần phải tự tính toán lượt tiếp cận. Nếu bạn đang quảng cáo trên nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, số liệu về phạm vi tiếp cận sẽ tự động được cung cấp cho bạn thông qua thông tin chi tiết về chiến dịch. Bạn cũng sẽ thấy số lần hiển thị trên Facebook và các số liệu khác để giúp bạn đánh giá chiến dịch của mình.

Phân biệt Reach với Impression

Phân biệt Reach với Impression

Reach và Impression là những chỉ số liên quan đến nhau và thường thấy trong marketing nhưng chúng đề cập đến hai số liệu khác nhau. Để phân biệt hai khái niệm này bạn có thể xem bảng dưới đây: 

Đặc điểm Reach Impression
Định nghĩa  Số người duy nhất mà nội dung tiếp cận được trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng số lần hiển thị trên màn hình của người dùng, bao gồm cả những lần lặp lại.
Ý nghĩa Mức độ phủ sóng của chiến dịch. Mức độ hiển thị của chiến dịch.

Tầm quan trọng của lượt Reach trong Marketing

Lượt reach có vai trò quan trọng đối với sự thành công của các chiến dịch tiếp thị, bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào. Việc hiểu rõ chỉ số này có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch marketing. Đặc biệt, ngoài bộ phận marketing lượt reach còn có thể tác động đến các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích khi nắm bắt và tận dụng lượt reach: 

Đánh giá tiềm năng của một chiến dịch quảng cáo

Lượt reach cho phép doanh nghiệp xác định xem một chiến dịch quảng cáo có tiềm năng và đem lại giá trị tài chính hay không. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể dự đoán trước số lượng khách hàng tiềm năng mà chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận. Từ đó, có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, nhóm tiếp thị có thể tập trung vào các chiến dịch marketing có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận đầu tư cho công ty hơn.

Tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo

Tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo

Phân tích lượt tiếp cận giúp bạn đánh giá liệu các chiến dịch quảng cáo hiện tại có cần điều chỉnh hay không. Việc hiểu rõ phạm vi tiếp cận thị trường cho phép bạn xác định mức độ hiệu quả của chiến dịch. Chẳng hạn, nếu một quảng cáo có lượt tiếp cận cao nhưng tương tác thấp, bạn có thể cần thay đổi một số yếu tố như nội dung, cách diễn đạt hoặc thiết kế để thu hút khách hàng tốt hơn.

Hỗ trợ các phòng ban khác lập kế hoạch

Số lượng khách hàng tiềm năng tiếp cận được từ một chiến dịch quảng cáo có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong công ty. Chẳng hạn, nếu dự đoán phạm vi tiếp cận tăng mạnh vào dịp lễ, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh nguồn cung sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tốt hơn, tránh tình trạng quá tải hoặc thiếu hụt hàng hóa.

Tùy chỉnh thông điệp cho từng đối tượng

Hiểu rõ phạm vi tiếp cận giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Nếu một nhóm đối tượng có xu hướng tương tác cao với một phong cách quảng cáo cụ thể, bạn có thể tiếp tục phát triển và tinh chỉnh phong cách đó trong các chiến dịch sau, tối ưu hóa khả năng kết nối và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cách tăng lượt tiếp cận hiệu quả

Trong tiếp thị, thông điệp của bạn càng tiếp cận được nhiều người thì càng mang lại hiệu quả cao trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tăng lượt reach là vô cùng quan trọng đối với các nhà tiếp thị nội dung. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận một cách hiệu quả: 

Cung cấp nội dung thu hút và chất lượng

Việc cải thiện nội dung giá trị và phù hợp với đối tượng mục tiêu là một trong những cách cải thiện lượt tiếp cận tự nhiên một cách hiệu quả. Để làm được điều này bạn cần xác định đối tượng tiếp cận của mình là ai, vấn đề họ đang quan tâm là gì. Qua đó, cung cấp nội dung thu hút, hữu ích và giải quyết được vấn đề của khách hàng mục tiêu.

Ngoài việc thực hiện các nghiên cứu và khảo sát thủ công, bạn có thể sử dụng một số công cụ như Google Trends, Answer the Publish hoặc Quora để có thể hiểu được đúng vấn đề mà người dùng thường gặp phải.

Tối ưu hóa Paid Reach

Việc thu hút lượt reach tự nhiên thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, trong khi paid reach mang lại kết quả nhanh chóng hơn. Để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch marketing, bạn nên kết hợp cả hai hình thức này. Đặc biệt, việc tối ưu hóa quảng cáo trả phí giúp bạn tiếp cận đúng phân khúc khách hàng mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách, tránh lãng phí chi tiêu.

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp tối ưu hóa paid reach dưới đây: 

  • Xác định đúng khách hàng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi và tương tác trước đây với doanh nghiệp của bạn.
  • Lập ngân sách thực tế và phân bổ nhiều hơn cho các chiến dịch quảng cáo hiệu quả cao.
  • Chạy A/B test trên nội dung quảng cáo, tiêu đề và lời kêu gọi hành động (CTA) để xác định biến thể nào thu hút đối tượng của bạn nhất.

Cải thiện SEO cho nội dung

Cải thiện SEO cho nội dung

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượt tiếp cận tự nhiên (Organic Reach) cho website. Khi website của bạn được tối ưu tốt, nội dung sẽ có cơ hội xuất hiện ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp người dùng dễ dàng tìm thấy bạn hơn.

Cách tối ưu SEO hiệu quả:

  • Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush để tìm từ khóa có lượng tìm kiếm cao và phù hợp với nội dung của bạn. Điều này giúp bài viết tiếp cận đúng đối tượng và tăng cơ hội xếp hạng cao hơn.
  • Tối ưu SEO On-page bằng cách đặt tiêu đề (H1, H2) rõ ràng, chứa từ khóa chính, viết meta description hấp dẫn và thêm alt text cho hình ảnh. Những yếu tố này giúp Google hiểu nội dung, cải thiện thứ hạng và tăng lượt truy cập tự nhiên. 
  • Xây dựng hệ thống Backlink chất lượng: Backlink từ các trang web uy tín sẽ giúp Google đánh giá cao website của bạn, tăng thứ hạng và lượng truy cập tự nhiên đáng kể.

Tận dụng mạng xã hội

Hãy tận dụng nội dung của bạn trên nhiều nền tảng để tăng lượt Reach thay vì chỉ tập trung vào một nền tảng duy nhất. Mỗi nền tảng lại phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau nên việc đăng nội dung trên nhiều trang mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận đa dạng khách hàng hơn. 

Để có thể tiếp thị đa nền tảng mà không cần tốn quá nhiều công sức bạn có thể: 

  • Tái sử dụng một nội dung bằng cách biến đổi chúng theo format của các nền tảng khác nhau. Ví dụ, chuyển một bài blog thành inforgraphic ngắn cho Instagram, video cho YouTube hoặc TikTok. 
  • Mỗi nền tảng có thuật toán và hành vi người dùng khác nhau nên bạn cần hiểu rõ và tạo nội dung phù hợp để tiếp cận nhiều người xem hơn.
  • Cuối cùng bạn cần tương tác với người dùng thông qua việc trả lời các bình luận, tin nhắn, email,…

Theo dõi và phân tích chỉ số thường xuyên

Mẹo cuối cùng để tăng lượt tiếp cận cho trang thương mại điện tử của bạn đó là theo dõi và phân tích chỉ số của chiến dịch tiếp thị thường xuyên. Việc này giúp bạn xác định chiến lược nào đang hoạt động tốt và những điểm cần cải thiện. Dựa trên dữ liệu thực tế, bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận để tối ưu hóa Reach một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy tận dụng các công cụ phân tích được tích hợp sẵn trên từng nền tảng để theo dõi các chỉ số quan trọng như Reach, Impressions và Engagement. Nếu một bài đăng có tỷ lệ tương tác cao nhưng Reach thấp, bạn có thể cân nhắc chạy quảng cáo trả phí để mở rộng phạm vi tiếp cận. Ngược lại, hãy tạm dừng những quảng cáo kém hiệu quả và phân bổ lại ngân sách cho các chiến dịch đang mang lại kết quả tốt hơn.

FAQs

1. Reach và Impression khác nhau như thế nào?

Reach là số người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn, trong khi Impressions là tổng số lần nội dung được hiển thị, kể cả khi một người nhìn thấy nhiều lần. Nói cách khác, Reach phản ánh phạm vi tiếp cận, còn Impressions đo lường tần suất xuất hiện của nội dung trước mắt người dùng.

2. Reach có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng không?

Reach không tác động trực tiếp đến doanh số, nhưng đóng vai trò quan trọng trong hành trình tiếp cận khách hàng. Lượt tiếp cận cao giúp thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, tạo cơ hội tăng tương tác, xây dựng lòng tin và từ đó có thể thúc đẩy doanh số.

3. Làm sao để biết reach của mình đã đủ tốt?

Không có một con số cố định nào để xác định Reach “đủ tốt", vì nó phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và mục tiêu chiến dịch. Thay vì chỉ tập trung vào Reach, bạn nên theo dõi xu hướng tăng trưởng theo thời gian và so sánh với các chỉ số khác như tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) để đánh giá hiệu quả tổng thể.

Rin Nguyen is a Content Marketer at Merchize with over 3 years of hands-on experience in Print on Demand and more than 2 years of crafting engaging content for ecommerce blogs. My goal is to turn ideas into impactful stories and innovative solutions that elevate brands and engage readers.