stripe là gì

Stripe Là Gì? Mọi Thông Tin Về Cổng Thanh Toán Stripe Seller Cần Biết

Cổng thanh toán stripe chắc hẳn không còn quá xa lạ với anh em Seller dropshipping hay print on demand. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết cách sử dụng hay những ưu điểm tuyệt vời của cổng thanh toán này. Để hiểu cặn kẽ Stripe là gì, chi phí khi sử dụng cổng thanh toán này và những thông tin cần biết về Stripe, Merchize mời anh em tham khảo ngay bài viết này nha! 

Stripe là gì? 

Stripe là công ty cung cấp dịch vụ về tài chính và xử lý thanh toán riêng cho các website thương mại điện tử và ứng dụng di động. Được thành lập từ năm 2009 với trụ sở tại San Francisco, California, and Dublin, Ireland, đến nay Stripe đã có mặt tại hơn 43 quốc gia trên thế giới. 

Đối với các nhà bán hàng quốc tế, Stripe mang lại nhiều lợi ích hơn so với PayPal như việc cho phép khách hàng được thanh toán với nhiều loại thẻ, ví dụ như Visa, MasterCard, American Express, Discover, v…v…. Bên cạnh đó, Stripe “bắt tay” với hàng loạt ông lớn trong ngành thương mại điện tử như Amazon, Shopify, WooCommerce, mang lại giải pháp thanh toán tiện lợi, đơn giản và nhanh chóng cho khách hàng cũng như nhà bán hàng. 

stripe là gì

Ưu và nhược điểm của cổng thanh toán Stripe 

Nếu bạn là nhà bán print on demand đang tìm kiếm một cổng thanh toán đơn giản và thuận tiện cho khách hàng thì Stripe chính là một gợi ý hấp dẫn. Một số ưu điểm của Stripe có thể kể đến: 

Ưu điểm

  • Đa dạng lựa chọn thanh toán: Stripe cho phép khách hàng thanh toán qua các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ SEPA Debit và thậm chí các phương thức thanh toán nội địa như iDEAL và Alipay. Đây là một điểm cộng tuyệt vời mà nhà bán thương mại điện tử không thể bỏ lỡ, nhất là trong bối cảnh ngày nay, hơn 40% giao dịch thanh toán online được thực hiện bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
  • Tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng: Với mạng lưới thanh toán đa kênh rộng khắp, các giao dịch qua cổng thanh toán Stripe đều được xử lý nhanh chóng. 
  • Stripe chấp nhận hơn 135 đơn vị tiền tệ: Hiện nay, thế giới có khoảng 180 đơn vị tiền tệ. Điều này có nghĩa là Stripe hỗ trợ đến 75% các loại tiền tệ trên thế giới, mang lại sự tiện lợi cho người mua. 
  • Chống gian lận: Bằng machine learning và ứng dụng công nghệ bảo mật hàng đầu hiện nay như Dynamic 3D Secure, Stripe có thể phát hiện và ngăn chặn gian lận mặc dù thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi ngày. 
  • Chi phí minh bạch: Người mua và người bán có thể yên tâm sử dụng Stripe với các chi phí được quy định cụ thể và rõ ràng, không có các chi phí tiềm ẩn. 
  • Tính năng tự động chuyển tiền vào tài khoản người bán: Các khoản thanh toán sẽ đến tài khoản ngân hàng của bạn trong vòng 2-7 ngày tùy thuộc vào quốc gia và ngân hàng. Bạn cũng có thể lựa chọn nhận khoản thanh toán hàng tuần hoặc hàng tháng. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Seller cần lưu ý một số nhược điểm của Stripe như: 

  • Stripe không hoạt động ở một số quốc gia: Hiện tại Stripe chưa hỗ trợ thanh toán tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA). Tuy nhiên, nếu khách hàng của bạn nằm ngoài những khu vực trên, bạn vẫn có thể cho phép khách hàng thanh toán qua Stripe như bình thường. 
  • Chi phí khiếu nại hoặc bồi hoàn cao: Khi khách hàng yêu cầu bồi hoàn, người bán sẽ bị Stripe thu phí $15, hoặc €15, hoặc £15 tùy thuộc vào quốc gia của người bán. Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng của khách hàng giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi cho bạn thì khoản phí này sẽ được hoàn trả đầy đủ.
  • Không nổi tiếng bằng PayPal: Hầu hết khách hàng đều biết PayPal, tuy nhiên với Stripe thì không hẳn là như vậy. Do đó, một số khách hàng sẽ cảm thấy hoài nghi hoặc do dự trước một cổng thanh toán lạ lẫm. 
  • Có thể mất thời gian rút tiền: Thông thường người bán có thể nhận doanh thu từ Stripe trong vòng 2 ngày, điều này thường đúng với các nhà bán hàng tại Mỹ. Tuy nhiên nếu store của bạn bị Stripe đánh giá là “rủi ro cao” thì khoảng thời gian này có thể lên đến 14 ngày. 

Chi phí sử dụng Stripe trong kinh doanh dropshipping

Hẳn đây là điều mà nhiều Seller quan tâm nhất. Đối với các giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, Stripe sẽ tính phí 2,9% + 30 cent. . Nếu khách hàng của bạn thanh toán bằng thẻ quốc tế hoặc cần chuyển đổi tiền tệ, Stripe sẽ tính thêm 1% (hoặc 2% cho cả hai yêu cầu).

Đối với chuyển khoản ngân hàng, Stripe áp dụng mức phí 0,8%, tối đa 5 USD/giao dịch. Và cuối cùng, mức phí áp dụng cho các phương thức thanh toán khác là từ 80 cent. 

Seller có thể tìm hiểu kỹ hơn về biểu phí của Stripe tại đây

stripe là gì

Những câu hỏi thường gặp về Stripe

Làm thế nào để có thể đăng ký và sử dụng Stripe? 

Để có thể sử dụng Stripe, bạn cần phải:

  • Business của bạn phải được đăng ký ở một quốc gia ngoài khu vực APAC hoặc EMEA.
  • Có tài khoản ngân hàng ở quốc gia đó.
  • Có địa chỉ và số điện thoại hợp pháp ở quốc gia đó.
  • Điều hành business của bạn từ một quốc gia ngoài khu vực APAC hoặc EMEA.

Những sàn thương mại điện tử nào hỗ trợ Stripe?

Hiện tại, người mua có thể sử dụng cổng thanh toán Stripe cho các sàn sau: 

  • WooCommerce 
  • Amazon
  • Big Cartel 
  • BigCommerce

Tuy nhiên, Seller chớ nên lo lắng nếu không thấy nền tảng thương mại điện tử mà mình đang kinh doanh trong danh sách này. Seller có thể tìm kiếm với từ khóa “Stripe + tên sàn thương mại điện tử” để kiểm tra cũng như cách liên kết Stripe vào store của bạn.

Hiện nay Merchize đã hỗ trợ anh em Seller nhận thanh toán qua Stripe. Anh em có thể tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết tại đây.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp anh em Seller giải đáp câu hỏi Stripe là gì, cũng như có thể cân nhắc về việc có nên áp dụng Stripe cho store của mình hay không. Nếu anh em còn bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm và dịch vụ của Merchize, đừng quên liên hệ đội ngũ support để được hỗ trợ nhanh chóng nhất! 

Ally is a content specialist at Merchize covering ecommerce tutorials, selling guides and marketing tips. With an impressive background in international corporations and extensive experience spanning multi industries, Ally has chosen Merchize to broaden her knowledge in eCommerce, Print on Demand and Dropshipping. After work hours, she loves practicing yoga, traveling and discovering new coffee shops.