Contents
2024 đang đến gần. Hãy cùng Merchize điểm qua những xu hướng mới nhất được dự báo sẽ làm mưa làm gió trên thị trường thương mại điện tử cũng như thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng online.
Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2024?
Đại dịch Covid-19 đã gây ra tổn thất nặng nề đến thị trường bán lẻ truyền thống vì người dân thường xuyên ở nhà và hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, ngược lại với khung cảnh ảm đạm của các cửa hàng vật lý, các nền tảng thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến lại phát triển mạnh và nở rộ. Tỷ trọng của ecommerce trong tổng doanh số bán lẻ toàn cầu đã có sự tăng trưởng rõ rệt, từ 13,6% vào năm 2019 lên 19,5% vào năm 2021.
Năm 2022, thế giới đang phục hồi sau những tác động của COVID. Khách hàng cũng dần quay trở lại với thói quen mua sắm tại cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng vẫn sẽ ở lại. Doanh số bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn.
Năm 2023 là thời điểm quan trọng đối với doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong bối cảnh kinh tếtoàn cầu suy thoái, thị trường thương mại điện tử không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.
Về xu hướng kinh tế năm 2024, các chuyên gia dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại do lạm phát cao và xung đột Nga-Ukraine kéo dài. Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, những đầu tàu kinh tế thế giới có khả năng suy thoái. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt nhờ sự phục hồi của ngành chế biến chế tạo, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường và tăng tỷ trọng xuất khẩu.
Trong thời điểm quan trọng này, điều cần làm là thích ứng và thay đổi để đón đầu, phát triển.
Bên cạnh nắm bắt các xu hướng đang diễn ra, bạn cũng nên chú ý đến các xu hướng mới có khả năng thay đổi sâu sắc thị trường trong tương lai.
Xu hướng nào tiếp tục thống trị trong năm 2024?
Sau đây là các xu hướng đang phát triển và nhận được nhiều sự chú ý trong những năm qua và mang lại những hiệu quả nhất định cho các brand và doanh nghiệp. Những xu hướng này tiếp tục được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai tới. Nếu bạn vẫn còn chưa ứng dụng những xu hướng này vào công việc kinh doanh thương mại điện tử, vẫn chưa quá muộn để tham gia vào những xu hướng này.
Mua sắm trên điện thoại (Mobile shopping)
Thiết bị di động vẫn sẽ tiếp tục thống trị thị trường mua sắm trong thời gian tới. Theo ước tính, 71% lưu lượng truy cập của thị trường thương mại điện tử là đến từ các thiết bị di động.
Vì thế, việc tối ưu hóa cửa hàng online trên di động là vô cùng quan trọng. Sau đây là một sốđiều cơ bản cần làm để đảm bảo website ecommerce của bạn tối ưu cho thiết bị di động:
- Responsive design (thiết kế đáp ứng với mọi thiết bị và môi trường)
- Tốc độ tải nhanh trên điện thoại
- Thanh tìm kiếm dễ nhìn, dễ sử dụng trên thiết bị di động
- Font chữ dễ đọc và các yếu tố thiết kế UI dễ chọn
- Bộ lọc và tìm kiếm dễ dùng, hiệu quả
- Checkout đơn giản, nhanh chóng
Omnichannel
Sau đại dịch, hành trình mua sắm của khách hàng không còn bị giới hạn ở trên môi trường trực tuyến. Người mua sắm trở lại mua sắm tại cửa hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Thay vào đó, đây là dấu hiệu hành trình mua hàng sẽ được mở rộng trên nhiều kênh và nền tảng.
“75% khách hàng mua sắm online cho biết họ đã ghé thăm nhiều kênh trong quá trình mua sắm.”
Hành trình mua sắm không chỉ đơn giản là khách hàng nhìn thấy sản phẩm, mua ngay lập tức hoặc là bỏ qua và quên lãng mãi mãi. Thay vào đó, khách hàng có thể quay trở lại cửa hàng của bạn từ những kênh khác nhiều lần trước khi mua sản phẩm.
Không chỉ vậy, khách hàng còn nghiên cứu, so sánh giá cả, đọc review trên nhiều nền tảng khác nhau trước khi chi tiền. Và cả sau khi mua sản phẩm, họ cũng sẽ tiếp tục tương tác với thương hiệu thông qua các kênh social, chia sẻ nội dung về sản phẩm hoặc đánh giá sản phẩm thông qua các tài khoản mạng xã hội của mình.
Hành trình mua sắm trở nên rộng hơn, bảo phủ nhiều kênh hơn. Để có thể chuyển đổi những người quan tâm thành khách hàng và giữ hoj quay lại, bạn cần tạo ra trải nghiệm mua sắm đa kênh, đa nền tảng (omnichannel) linh hoạt, liền mạch, cả online và offline.
Omnichannel rất quan trọng với cả doanh nghiệp có cửa hàng vật lý lẫn cửa hàng online. Sau đây là một số gợi ý để đảm bảo các kênh đa nền tảng hoạt động một cách hiệu quả.
- Đồng bộ hóa kho hàng xuyên suốt các kênh: Đảm bảo rằng kho hàng được update online trên thời gian thực.
- Phương thức mua và trả hàng linh hoạt, liền mạch: Giúp khách hàng thay đổi phương thức và chuyển kênh mua sắm dễ dàng và linh hoạt. Ví dụ, bạn có thể cho phép khách mua sản phẩm online rồi đến thử và nhận đồ tại cửa hàng.
- Tương tác thực tế ảo (Augmented Reality): Từ sau đại dịch COVID, tương tác thực tế ảo đã trở thành một xu hướng. Những công nghệ mới này cho phép khách hàng có những trải nghiệm mua hàng phong phú hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một ý tưởng khá xa vời so với phần lớn các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Với chiến lược trải nghiệm khách hàng đa nền tảng hiệu quả, nhãn hàng và doanh nghiệp có thể cải thiện trải nghiệm mua sắm cũng như loại bỏ những cản trở trong hành trình mua sắm.
Mua sắm thân thiện với môi trường
Người mua sắm ngày càng có ý thứ c hơn về việc bảo vệ môi trường, và nhất là trong khi đưa ra các quyết định mua sắm. Mặc dù những sản phẩm thân thiện với môi trường thường sẽ đắt hơn, khách hàng vẫn sẵn sàng chi tiền để mua. Xu hướng mua sắm xanh đang là một trong những xu hướng chủ đạo và sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Sau đây là một số những gợi ý bạn có thể thực hiện để giúp doanh nghiệp của mình bền vững hơn.
- Tìm kiếm sản phẩm thân thiện với môi trường
- Sử dụng phương thức gói hàng thân thiện với môi trường
- Cung cấp lựa chọn giao hàng thân thiện môi trường
- Đóng góp lợi nhuận vào các tổ chức, quỹ bảo vệ môi trường
Cá nhân hóa
Các sản phẩm cá nhân hóa ngày càng được yêu thích và trở nên phổ biến hơn trên thị trường. Khảo sát khách hàng cũng tiết lộ rằng những doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Đặc biệt với ecommerce, các doanh nghiệp có khả năng thu thập dữ liệu phong phú về khách hàng của mình, điều này cho phép tạo ra trải nghiệm mua sắm với mức độ cá nhân hóa cao, tăng tương tác và thúc đẩy gắn kết với khách hàng.
Nếu có thể, hãy áp dụng cá nhân hóa vào nội dung cũng như cung cấp nội dung và trải nghiệm được cá nhân hóa trên tất cả các kênh. Các sản phẩm cá nhân hóa cũng là một cách để thu hút khách hàng. Đặc biệt với mô hình Print on demand (in theo yêu cầu), bạn có thể tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa một cách dễ dàng. Ngoài ra các nhà cung cấp dịch vụ POD cũng sẽ thay bạn phân phối sản phẩm đến tay người mua. Có rất nhiều mặt hàng cho bạn lựa chọn để bán.
Hình thức đăng kí gói
Chuyển đổi khách hàng không chỉ khó mà còn rất tốn kém. Để có thể tận dụng tối đa chi phí bỏ ra cho mỗi lần chuyện đổi, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mô hình đăng ký để kéo khách hàng quay lại cũng như tăng sự trung thành của khách hàng.
Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự thành công của những công ty mô hình đăng kí như Netflix và Spotify. Trong tương lai, mô hình đăng ký dịch vụ sẽ còn phát triển và mở rộng ra đến những ngành hàng hóa tiêu dùng. Một sốdoanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công với mô hình đăng kí như Dollar Shave Club và HelloFresh.
Nghiên cứu bởi Kearney tại Mỹ, Đức và Pháp đã cho thấy nhiều n khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ/sản phẩm theo hình thức subscription (đăng kí). Có thể nói, hình thức đăng kí là giải pháp win-win cho cả người bán và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kiếm thêm doanh thu trong khi khách hàng có thể nhận được những ưu đãi về giá cũng như ưu tiên khác.
Xu hướng của tương lai
Giải pháp thanh toán linh hoạt
Buy-now-pay-later (mua trước trả sau) là một trong những xu hướng lớn nhất nhận được sự quan tâm rất lớn trong năm qua. Phương thức thanh toán này đã đem đến thành công cho nhiều doanh nghiệp. Sự phổ biến của phương thức thanh toán BNPL đã cho thấy xu hướng ưa chuộng các giải pháp thanh toán linh hoạt.
Cung cấp giải pháp thanh toán linh hoạt giúp loại bỏ những cản trở trong hành trình mua hàng và giảm thiểu tỉ lệ bỏ giỏ hàng (cart abandon rate). Nếu cửa hàng của bạn không thể cung cấp giải pháp thanh toán phù hợp, khách hàng sẽ rời đi và tìm kiếm sản phẩm ở những nơi cho phép họ thanh toán dễ dàng.
Dưới đây là một số phương án bạn có thể áp dụng để cung cấp phương pháp thanh toán tiện lợi, mượt mà:
Ví điện tử (Mobile wallet): Ví điện tử hoàn toàn có khả năng thay thế ví tiền thông thương. Ví điện tử giúp khách hàng thanh toán dễ dàng hơn, dù là trực tuyến hay offline.
Thanh toán ngay trên các nền tảng mạng xã hội: Chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội. Mạng xã hội cũng trở thành nền tảng hàng đầu để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Bán hàng và thanh toán trực tiếp ngay tại các nền tảng mạng xã hội dự đoán sẽ là một xu hướng quan trọng của ecommerce trong tương lai.
Ví dụ như TikTok đã cho ra mắt TikTok Shop như một kênh bán hàng dành cho các nhà sáng tạo trên nền tảng này. Người xem có thể mua và thanh toán ngay trên TikTok. Đây là một bước tiến giúp bạn có thể cắt ngắn hành trình khách hàng và đi đến điểm thanh toán mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Phương thức thanh toán linh hoạt: Như đã nhắc ở trên, BNPL là một xu hướng nổi bật của thương mại điện tử. Khi mà áp lực về tài chính đang trở nên lớn hơn, những giải pháp tài chính như BNPL sẽ là một giải pháp giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và vượt qua tình hình kinh tế khó khăn.
Livestream
Live streaming càng ngày càng phổ biến trên không gian mua bán online. Thị trường mua bán online được dự đoán sẽ cán mốc $247 tỉ đô vào năm 2027. Livestreaming cho phép khách hàng xem sản phẩm thực tế và giúp người bán thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
User-generated content (UGC)
Trước đây, các nhãn hàng và doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về nội dung quảng bá đến đối tượng khách hàng. Nhưng bây giờ, nội dung được tạo bởi người dùng mới thực sự chiếm ưu thế.
Doanh nghiệp nào cũng tự nhận mình tốt nhất trên thị trường. Cách quảng bá như này không còn hiệu quả nữa. Khách hàng ngày càng khó tính, ít tin tưởng vào những nội dung quảng bá đến từ chính doanh nghiệp. Thay vào đó, họ tham khảo ý kiến của những khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
Các dạng nội dung sáng tạo bởi người dùng (User-generated Content) cực kì quan trọng với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Khách hàng online không thể trực tiếp trải nghiệm, cầm nắm sản phẩm, vì thế, tham khảo ý kiến của những khách hàng đã dùng sản phẩm là cách giúp họ đưa ra quyết định mua sắm.
Bạn cần chú đến những gì người tiêu dùng đang nói về thương hiệu của bạn, hoặc thậm chí là hợp tác để tạo ra nội dung UGC để củng cố niềm tin cũng như đẩy tương tác với khách hàng.
Recommerce (Mua đồ dùng lại)
Recommerce (Mua đồ dùng lại) là một phần của xu hướng mua sắm xanh. Thế hệ trẻ đặc biệt quan tâm và ý thức về những quyết định mua sắm. Vì thế mà trong những năm qua, xu hướng mua đồ cũ (thifting) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở mảng thời trang.
Xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai và có tác động lớn hơn đến thị trường thương mại điện tử.
Marketing trên Tiktok
Sự bùng nổ của TikTok trong những năm gần đây đã tạo ra những thay đổi lớn trong thói quen online của đại chúng. Trong khi các nền tảng như Facebook, Twitter và Instagram này càng giảm độ phổ biến, TikTok được coi như là thánh địa mới của online marketing.
Năm 2021, TikTok là app được download nhiều nhất trên thế giới. Cùng trong năm này, TikTok là app đầu tiên sau Facebook chạm mốc 3 tỷ lượt download. Với lượng người dùng khổng lồ và tương tác cao, TikTok là nền tảng cực kì tiềm năng cho những chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Rất nhiều thương hiệu đã đạt được thành công vang dội nhờ nền tảng TikTok. Nếu bạn chưa quen với Tiktok, đây là một số gợi ý mà bạn có thể làm để làm marketing Tik Tok hiệu quả hơn:
TikTok Ads: Khi sử dụng TikTok cho doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng này. TikTok cung cấp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, ví dụ Top View Ads, In-feed Ads, Brand Take-over, Brand Hashtag Challenge, Brand Effect, v.v.
Influencer marketing (KOL, KOC): TikTok là nền tảng rất phù hợp cho phương thức quảng cáo thông qua influencer nhờ có tỉ lệ tương tác cực kì tốt. Bạn cũng có thể tìm thấy influencer, KOL, KOC ở nhiều thị trường ngách đa dạng. Họ là những người có thể giúp đưa thương hiệu của bạn đến gần với đối tượng khách hàng bạn nhắm đến.
Nội dung thương hiệu: Bên cạnh việc hợp tác với KOL, KOC, TikTok cũng phù hợp để đăng tải nội dung liên quan đến thương hiệu. Với nội dung thú vị và sáng tạo, video của bạn có thể viral và tiếp cận hàng triệu khán giả.
Đây là một cách tiếp cận tự nhiên và miễn phí hiệu quả dành thương hiệu của bạn.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng phổ biến. Khảo sát cho thấy 35.1% người dùng sử dụng trợ lí ảo, trợ lí giọng nói mỗi ngày. Nghiên cứu bởi Google cũng chỉ ra rằng 27% dân số toàn cầu đang sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động.
Thói quen này có thể thay đổi cách khách hàng mua sắm online. Để tạo ra những trải nghiệm mua sắm tiện lợi và dễ tiếp cận hơn, sử dụng tác tính năng tìm kiếm bằng giọng nói cho các trang thương mại điện tử có thể đưa trải nghiệm người dung lên tầm cao mới.
Artificial intelligence
Trí tuệ nhân tạo không còn là một công nghệ lạ mắt chỉ giới hạn ở các công ty công nghệ lớn. AI hầu như được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Không có gì ngạc nhiên khi công nghệ tiên tiến này sẽ chiếm lĩnh ngành mua sắm trực tuyến.
Dưới đây là một số ví dụ về áp dụng AI vào thương mại điện tử:
Chiến dịch marketing có mục tiêu và cá nhân hóa (targeted marketing)
Với dữ liệu có được, AI có thể tạo và đề xuất nội dung được cá nhân hóa cho từng khách hàng. Ngoài ra, AI còn có thể dự đoán hành vi mua hàng của khách từ dữ liệu thu thập được. Điều này sẽ tối ưu hóa chiến dịch marketing có mục tiêu trở nên hiệu quả và xứng đáng hơn.
Trợ lý ảo và chatbot
Trong hành trình mua sắm online, khách hàng thường sẽ xoay sở một mình, không được hỗ trợ khi cần thiết. Không có trợ giúp đúng lúc có thể khiến khách hàng rời khỏi cửa hàng của bạn mà không mua bất kỳ sản phẩm nào.
Trợ lý ảo hoặc chatbot sẽ giúp hỗ trợ khách hàng của bạn trong suốt hành trình mua sắm. Bằng cách này, bạn có thể hỗ trợ khách hàng 24/7, giữ chân họ ở lại cửa hàng và mua sản phẩm của bạn.
Quản lý hàng tồn kho
Giữ cho chuỗi cung ứng của bạn hoạt động trơn tru không phải là điều dễ dàng. AI có thể phát hiện các pattern (hình mẫu), phát hiện sự cố và tự động cập nhật đơn đặt hàng hoặc đóng gói để loại bỏ gián đoạn hoặc các sự cố chuỗi cung ứng có thể xảy ra.
Thương mại điện tử ngày càng trở nên cạnh tranh và thách thức hơn. Để giữ cho doanh nghiệp của bạn đi trước đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải cập nhật và đón đầu xu hướng. Hi vọng với tổng hợp những xu hướng thương mại điện tử trên, bạn có thể đưa ra những phương án thích hợp để đổi mới và phát triển doanh nghiệp online của mình!