cach ban hang tren amazon tu viet nam

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam tránh bị đình chỉ

Bán hàng trên Amazon là con đường kiếm tiền online mà nhiều người làm MMO tại Việt Nam lựa chọn. So với các sàn ở Việt Nam thì Amazon khiến nhiều người tham gia gặp trở ngại ngay từ khâu lập tài khoản và dễ dính vi phạm, dễ bị khóa tài khoản nếu không rành luật. Nhưng bù lại, khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới, nên khi người bán thực hiện bài bản thì đơn hàng sẽ về đều đều, tạo ra doanh thu ổn định. Trong bài này, Merchize hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu cách bán hàng trên Amazon sao cho hoạt động tốt, hạn chế bị đình chỉ và những kiến thức cần nắm rõ khi tham gia sân chơi của Amazon.

Cần chuẩn bị gì trước khi kinh doanh trên Amazon?

Đối với cộng đồng người làm MMO, tìm hiểu cách bán hàng trên Amazon hay các sàn thương mại điện tử quốc tế như Etsy, eBay sẽ không xa lạ với việc phải chuẩn bị các thông tin cần thiết thì mới có thể tạo cửa hàng. Sàn Amazon rất khắt khe trong việc này, chính vì vậy để cửa hàng được tạo thành công và chạy ổn định, bạn cần chuẩn bị những thông tin dưới đây (dựa trên kinh nghiệm của những người bán hàng lâu năm trên Amazon).

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Cần chuẩn bị trước khi đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon

Visa/ Mastercard/ Payoneer

Khi bán hàng trên Amazon từ Việt Nam thì người bán bắt buộc phải có tài khoản Visa/ Mastercard hay Payoneer. Vì đây là cách phổ biến và dễ nhất để nhận tiền từ Amazon về Việt Nam.

Một điều mà mọi người cần lưu ý là tất cả các thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin đăng ký Amazon Seller Central (nơi bán hàng) cần phải trùng khớp với nhau hoàn toàn. Khi các thông tin bị sai lệch dù chỉ 1 chữ, bạn có thể bị hold tiền hoặc khóa tài khoản ngay lập tức.

Giấy tờ cá nhân và thuế

Ở bước đăng ký bán hàng trên Amazon thì người bán phải xác minh danh tính, do đó các giấy tờ cá nhân cần chuẩn xác và đầy đủ nhất. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định tài khoản của bạn có thể tạo thành công hay là không. Các giấy tờ cần thiết mà bạn cần có bao gồm: CMND/CCCD (2 mặt), hộ chiếu (nếu có) và hóa đơn điện/nước/mạng/bằng lái xe (để xác minh địa chỉ cư trú).

Tất cả các thông tin trên giấy tờ mà bạn cung cấp khi tạo tài khoản bán hàng trên Amazon phải trùng khớp tuyệt đối với nhau. Các giấy tờ nên được scan rõ nét, không lóa, không mờ và không mất góc, đặc biệt là cùng sử dụng một ngôn ngữ. Nếu bạn không may bị lỗi ở bước này thì việc xác minh lại cực kỳ mất thời gian.

Còn về phần thuế, vì mình là seller Việt Nam, bán hàng quốc tế nên Amazon có thể hỏi về TIN (Tax Identification Number) để xác định tình trạng thuế. Đối với việc này, các bạn có thể điền “I am not a U.S. person" khi đăng ký tài khoản và chọn phần miễn thuế theo hiệp định giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo luật và các chính sách về thuế TNCN và VAT để khai báo cho đúng dù là người mới bắt đầu hay đã bán được nhiều với quy mô lớn.

Kỹ năng và thiết bị cần thiết

Kể từ lúc bạn bắt đầu đăng ký bán hàng trên Amazon các thông tin bạn đọc và điền đều liên quan đến việc đọc hiểu tiếng Anh. Ngoài ra, việc giao tiếp với khách hàng và tối ưu cửa hàng hay xử lý các vấn đề đều cần làm việc bằng tiếng Anh. Chính vì vậy, nếu bạn có khả năng ngôn ngữ ở mức trung bình trở nên sẽ là lợi thế rất lớn cho bạn. Tuy nhiên, hiện tại bạn có thể sử dụng các công cụ AI như Chat Gpt, Grok, Gemini… để làm việc tốt hơn.

Hơn nữa, nếu trước đó có ai đó đã từng sử dụng các thông tin như thông tin cá nhân, địa chỉ ngân hàng, địa chỉ IP, thông số máy tính của bạn để tạo tài khoản và đã bị khóa thì khả năng cao là bạn sẽ không thể tạo tài khoản mới nữa. Điều này thường bị nhiều người bỏ qua, nhưng nó là một trong các yếu tố quyết định bạn có thể reg tài khoản thành công.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Tính đến hiện tại, nền tảng Amazon đã hỗ trợ người bán hàng từ Việt Nam bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Điều này rất thuận lợi cho các seller gặp hạn chế về ngôn ngữ. Và để đăng ký tài khoản, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản 

  • Truy cập Seller Central: Vào sellercentral.amazon.com (quốc tế) hoặc sell.amazon.vn (Việt Nam), chọn quốc gia (thường là Amazon Mỹ để tiếp cận thị trường lớn nhất).

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Đăng ký tài khoản

  • Cung cấp thông tin: Nhập tên, email, số điện thoại, và thông tin doanh nghiệp/cá nhân cho 4 phần “Thông tin kinh doanh”, “Thông tin bán hàng”, “Thông tin Thanh toán”, “Thông tin Gian hàng”. Từ năm 2023, Việt Nam đã được Amazon hỗ trợ chính thức nên bạn có thể chọn “Vietnam” trong phần quốc gia.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Điền thông tin bắt buộc theo hướng dẫn trên Amazon

  • Xác minh danh tính: Tải lên CCCD/hộ chiếu và hóa đơn tiện ích/bằng lái xe và sao kê tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng. Amazon có thể yêu cầu thêm video call xác minh (thường 5-10 phút) qua nền tảng của họ để xác minh lần 2.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Xác minh danh tính 2 lần khi tạo tài khoản

  • Thiết lập thanh toán: Liên kết tài khoản ngân hàng hoặc Payoneer. Đảm bảo tên tài khoản ngân hàng khớp với thông tin đăng ký.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Hoàn tất thông tin thanh toán khi bán hàng trên Amazon

  • Hoàn tất: Sau khi được phê duyệt (thường 1-7 ngày), bạn có thể bắt đầu tạo listing.

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Chờ nhân viên của Amazon phê duyệt yêu cầu đăng ký tài khoản

Xem hướng dẫn chi tiết kèm hình ảnh tại đây: Tạo tài khoản bán hàng trên Amazon

Lưu ý: Không sử dụng VPN để thay đổi địa chỉ IP hoặc đăng ký nhiều tài khoản trên cùng một thiết bị, vì Amazon có thể phát hiện và khóa tài khoản ngay lập tức.

Bước 2:  Nghiên cứu và chọn sản phẩm để bán

Đến được bước nghiên cứu sản phẩm, đồng nghĩa với việc bạn đã tạo thành công tài khoản bán hàng trên Amazon. Vậy ở bước này bạn cần thực hiện như nào để có thể “win" ở một nền tảng khá là cạnh tranh? 

Đầu tiên bạn cần:

Hiểu nhu cầu thị trường

Sử dụng công cụ như Amazon Suggest, Jungle Scout hoặc Helium 10 để phân tích nhu cầu thực tế qua từ khóa mà người tiêu dùng tìm kiếm. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn top sản phẩm bán chạy từ Amazon Best Sellers (chọn ngách bạn quan tâm). 

Chọn ngách cạnh tranh thấp

Bạn nên tìm những sản phẩm có doanh số có doanh số tầm 300–500 đơn/tháng, giá bán dao động khoảng 15 – 50 USD và đặc biệt là dưới 100 reviews. Đây thường là những thị trường ngách chưa bị bão hoà, phù hợp để người mới tham gia vào. 

Cách xác định: để có doanh số 300 – 500 đơn/tháng, sản phẩm phải được khách hàng tìm kiếm từ 1000 đến 5000 lượt/tháng. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên Amazon là 10%, một sản phẩm có thể đạt khoảng 100 đơn hàng/tháng với 1000 lượt tìm kiếm, và 300-500 đơn/tháng với 3000-5000 lượt tìm kiếm.

Các ngách thường có nhu cầu cao nhưng ít người bán gồm: Sản phẩm thủ công Việt Nam (túi thổ cẩm, đồ gốm sứ, mây tre đan); đồ trang trí nhỏ, quà tặng handmade, đồ dùng cá nhân lạ mắt; phụ kiện điện tử nhỏ…

Chi phí sản xuất, vận chuyển

Để tránh mất nhiều chi phí vận chuyển quốc tế, các sản phẩm nhẹ và nhỏ gọn giúp giảm chi phí vận chuyển quốc tế. Ví dụ, đồ thủ công Việt Nam khá là nhẹ có thể được sản xuất với giá 2-5 USD/sản phẩm và bán trên Amazon với giá 20-30 USD.

Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ pháp lý về bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu hoặc yêu cầu chứng nhận đặc biệt (sản phẩm đặc thù) để có thể hoạt động lâu dài trên Amazon.

Bước 3:  Tối ưu danh sách sản phẩm

Danh mục sản phẩm chất lượng, bắt mắt là yếu tố sống còn nếu người bán muốn sản phẩm dễ lên top và có tỷ lệ chuyển đổi tốt. Khác với Etsy hay Shopify, Amazon có thuật toán riêng nên cần tối ưu đúng cách:

Cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam

Danh mục sản phẩm trên nền tảng Amazon

Thẻ tiêu đề: Amazon khuyến nghị tiêu đề nên thể hiện được rõ “Tên sản phẩm + tính năng chính + kích thước + màu sắc". Ví dụ thực tế “Hyturtle Mom Coffee Mug 11oz – Sentimental Gift for Mom – Birthday, Mothers Day, Christmas".

Hình ảnh: Tải lên ít nhất 6 ảnh chất lượng cao với kích thước ảnh (tối thiểu 200 x 200px) – (tối đa 2000 x 2000px), độ phân giải ảnh 72 pixel trên mỗi inch và kích thước tệp tối đa là 10MB. Ảnh chính nên nền trắng, rõ sản phẩm và hãy chụp theo các góc khác nhau nhằm tăng tính cảm xúc.

Bullet points: Liệt kê 5 lợi ích chính (chất liệu, kích thước, tính năng độc đáo) và có thể kèm từ khóa SEO (từ khóa người dùng tìm kiếm) để tăng khả năng hiển thị cho danh mục.

Mô tả sản phẩm: Bạn nên viết mô tả sản phẩm tập trung vào tính năng và lợi ích, đặt mình vào vị trí khách hàng và tốt cho SEO. Như vậy tỷ lệ khách hàng ở lại trang sẽ lâu hơn và gia tăng khả năng quyết định mua hàng của họ.

Từ khóa: Dùng công cụ như Helium 10, Jungle Scout hoặc AMZ Suggestion Expander để tìm từ khóa mà khách hàng tìm kiếm mỗi tháng. Sau đó, sử dụng từ khóa chính để thêm vào title/bullet/mô tả, còn từ khóa phụ thì đặt trong mục backend keywords ở Seller Central.

Reviews: Đọc đánh giá sản phẩm luôn được khách hàng thực hiện mỗi khi ra quyết định có nên mua hàng hay không. Nếu bạn có thể khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tích cực hay xử lý các khiếu nại chuyên nghiệp thì cửa hàng của bạn sẽ để lại độ uy tín rất cao đối với khách hàng.

Bước 4:  Quản lý logistics và vận chuyển

Sau khi có được đơn, xử lý logistics sẽ là vấn đề tiếp theo mà người bán hàng trên Amazon cần đối mặt. Việc gửi hàng từ Việt Nam qua kho Amazon bên Mỹ sẽ thực sự khó khăn nếu người bán chưa hiểu về cách hoạt động của chúng.

Đóng gói và gắn nhãn sản phẩm: Mỗi sản phẩm bắt buộc phải có mã FNSKU (mã định danh riêng do bạn tạo và tải từ Seller Central) và được đóng gói chắc chắn, chống va đập. Amazon rất nghiêm về chất lượng hàng lưu kho, nếu hàng dễ hư hỏng là có thể bị từ chối hoặc hoàn hàng. Bạn có thể sử dụng dịch vụ từ bên thứ 3 để làm việc này thay bạn như Boxme hay Ecomload.

Quản lý tồn kho: Bạn nên duy trì lượng hàng tồn kho vừa đủ để tránh chi phí lưu kho cao và đảm bảo sản phẩm không bị gián đoạn hiển thị. Amazon tính phí lưu kho từ 0.8 đến 2.5 USD mỗi foot khối mỗi tháng, nên việc để hàng tồn quá nhiều sẽ gây tốn kém không cần thiết. Ngược lại, nếu để hết hàng, bạn có nguy cơ mất vị trí hiển thị và hụt doanh số.

Vận chuyển: Bạn có thể lựa chọn hình thức FBA (gửi hàng qua Mỹ) hoặc FBM (tự ship) tùy thuộc vào loại sản phẩm cũng như mong muốn của bạn.

 Bước 5:  Chiến lược quảng cáo và tăng doanh số 

  • Amazon PPC (Pay-Per-Click): Bắt đầu với chiến dịch Sponsored Products, ngân sách khoảng 5–20 USD/ngày. Nên nhắm theo từ khóa chính xác (exact match) để tiết kiệm chi phí và kiểm soát hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, bán “bamboo coaster” có thể đặt giá thầu 0.5–1 USD/click để lên top tìm kiếm.
  • Deal và khuyến mãi: Tận dụng công cụ như Lightning Deal hoặc Coupon 5–15% để hút traffic và tăng chuyển đổi, đặc biệt với sản phẩm mới ra mắt.
  • Xây dựng đánh giá: Đăng ký chương trình Amazon Vine hoặc chủ động liên hệ với khách hàng sau khi mua (theo đúng chính sách) để xin đánh giá. Mỗi review chất lượng đều giúp tăng độ tin cậy và tỉ lệ mua hàng.
  • Mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội làm nguồn gia tăng traffic cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể sáng tạo các nội dung viral, video phục vụ từng nhóm khách hàng để tạo phễu khách hàng, từ đó hướng qua cửa hàng của bạn trên Amazon.

Lựa chọn mô hình kinh doanh trên Amazon

Có một điều lưu ý đối với người mới bắt đầu bán hàng trên Amazon từ Việt Nam, đó là cần chọn mô hình phù hợp với sản phẩm và định hướng phát triển của bạn. Chọn đúng ngay từ đầu sẽ giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Merchize tổng hợp 5 mô hình phổ biến nhất trên Amazon để bạn đọc có hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.

3.1 FBA (Fulfillment by Amazon)

FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ mà Amazon cung cấp cho người bán, giúp họ lưu trữ, đóng gói và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. 

Cách hoạt động: Bạn gửi hàng đến kho Amazon, Amazon xử lý lưu kho, đóng gói, giao hàng và dịch vụ khách hàng.

Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, tăng khả năng thắng Buy Box, đủ điều kiện Prime.

Nhược điểm: Phí FBA cao (3-5 USD/sản phẩm tùy kích thước), chi phí vận chuyển quốc tế lớn.

Phù hợp: Người bán có vốn đầu tư ban đầu (tối thiểu 2,000-5,000 USD) và muốn mở rộng quy mô.

3.2 Merch by Amazon 

Merch by Amazon là một chương trình Print on Demand (POD) do Amazon cung cấp, cho phép người bán tạo và bán các sản phẩm tùy chỉnh như áo thun, hoodie, cốc, và nhiều sản phẩm khác mà không cần phải giữ hàng tồn kho. 

Cách hoạt động: Người bán chỉ cần tải lên thiết kế của mình và Amazon sẽ lo toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói và giao hàng.

Ưu điểm: Không cần đầu tư hàng tồn kho, phù hợp với người sáng tạo nội dung.

Nhược điểm: Cạnh tranh cao, cần kỹ năng thiết kế và tiếp thị.

Phù hợp: Người có khả năng thiết kế đồ họa hoặc ý tưởng độc đáo.

3.3 FBM (Fulfillment by Merchant)

FBM (Fulfillment by Merchant) là mô hình trong đó người bán tự xử lý toàn bộ quy trình từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng cho khách. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tự quản lý kho bãi, đóng gói và vận chuyển sản phẩm mà không cần dựa vào dịch vụ của Amazon như FBA.

Cách hoạt động: Bạn tự quản lý tồn kho, đóng gói và giao hàng.

Ưu điểm: Linh hoạt, giảm phí FBA, phù hợp với sản phẩm giá trị cao hoặc thủ công.

Nhược điểm: Tốn thời gian, khó cạnh tranh với sản phẩm Prime.

Phù hợp: Người bán nhỏ lẻ, sản phẩm độc quyền hoặc thử nghiệm thị trường.

3.4 Dropshipping

Dropshipping là một mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó người bán không cần phải lưu trữ hay vận chuyển hàng hóa. Thay vào đó, khi có một đơn hàng từ khách hàng, người bán sẽ mua sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất (thường là các công ty chuyên cung cấp dropshipping) và yêu cầu họ gửi sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.

Cách hoạt động: Bán sản phẩm mà không cần giữ hàng tồn kho, nhà cung cấp giao hàng trực tiếp.

Ưu điểm: Đầu tư thấp, dễ bắt đầu.

Nhược điểm: Lợi nhuận thấp, khó kiểm soát chất lượng, nguy cơ vi phạm chính sách Amazon nếu không minh bạch nguồn hàng.

Phù hợp: Người mới, nhưng cần chọn nhà cung cấp uy tín (như AliExpress với plugin Oberlo).

3.5 Amazon Affiliate

Amazon Affiliate là chương trình tiếp thị liên kết (affiliate marketing) do Amazon cung cấp, cho phép bạn kiếm hoa hồng bằng cách quảng bá sản phẩm của Amazon trên website, blog, hoặc các nền tảng khác. Khi người dùng nhấp vào liên kết bạn chia sẻ và thực hiện mua hàng, bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ Amazon.

Cách hoạt động: Kiếm hoa hồng bằng cách quảng bá sản phẩm Amazon qua link liên kết.

Ưu điểm: Không cần đầu tư, dễ thực hiện qua blog, YouTube.

Nhược điểm: Hoa hồng thấp (1-10%), cần lưu lượng truy cập lớn.

Phù hợp: Người có nền tảng nội dung (blogger, YouTuber) muốn kiếm thu nhập thụ động.

Cách rút tiền từ Amazon về thẻ ngân hàng

Amazon thanh toán định kỳ 14 ngày/lần và chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc Payoneer của người bán. Để có thể nhận thanh toán từ Amazon về thẻ ngân hàng của bạn, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin:

  • Thiết lập trong Seller Central: Vào “Settings” -> “Account Info” -> “Deposit Method”, thêm thông tin tài khoản. Với ngân hàng Việt Nam, cung cấp mã SWIFT (ví dụ: VCB: BFTVVNVX).
  • Payoneer: Tạo tài khoản Payoneer và kết nối với Amazon thông qua dịch vụ Global Payment Service. Khi rút tiền từ Payoneer về tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, bạn sẽ mất phí khoảng 1–2%.
  • Thuế: Amazon tự động khấu trừ thuế Mỹ nếu bạn không cung cấp mẫu W-8BEN (miễn thuế cho người không cư trú). Bạn nên điền mẫu này trong Seller Central để tránh bị trừ 30% doanh thu. Ngoài ra, Mỹ mới áp chính sách thuế mới (2025) đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, do đó bạn nên tìm hiểu để có thể điều chỉnh kế hoạch bán hàng phù hợp.
  • Kiểm tra thanh toán: Theo dõi lịch thanh toán và số dư trong mục “Payments” của Seller Central. Nếu gặp lỗi (như tài khoản không hợp lệ), liên hệ Amazon Support ngay để tránh bị trì hoãn.

Những lỗi thường gặp khi bắt đầu bán hàng trên Amazon

Học hỏi từ những người bán hàng trên Amazon trước đó luôn là bài học miễn phí mà có giá trị cao nhất. Hãy đọc những lỗi thường gặp khi bắt đầu kinh doanh để tránh mắc phải khi gia nhập.

Tài khoản bị khóa

Giữ cho tài khoản luôn có thể hoạt động để có thể bán hàng trên Amazon là điều mà tất cả người bán hàng ở Việt Nam đều đang thực hiện. Nhưng các lỗi nhỏ là nguyên nhân dẫn đến tài khoản bị khóa lại thường bị mọi người bỏ qua. 

Nguyên nhân thường gặp:

  • Thông tin đăng ký không khớp (CCCD, tài khoản ngân hàng, địa chỉ)
  • Dùng chung thiết bị hoặc IP với nhiều tài khoản khác
  • Vi phạm chính sách Amazon (bán hàng fake, xin review sai cách…)

Để tránh bị khóa tài khoản, người bán nên dùng thông tin thật, rõ ràng, không xài chung thiết bị hay IP với người khác và nhớ đọc kỹ chính sách của Amazon.

Nếu chẳng may bị khóa, hãy gửi Appeal kèm giấy tờ đầy đủ qua Seller Central hoặc gửi thẳng mail về [email protected] để chứng minh bạn không vi phạm. Tuy nhiên khả năng thành công sẽ cực kỳ thấp và lúc này bạn nên chuẩn bị phương án mới.

Sản phẩm không bán được

Tạo tài khoản bán hàng thành công đã là một niềm vui nho nhỏ đối với người bán. Tuy nhiên nó sẽ bị chững lại nếu sản phẩm đăng lên sàn không tạo ra được đơn.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Danh mục sản phẩm sơ sài: từ khóa yếu, ảnh mờ, tiêu đề không hút
  • Giá cao hơn đối thủ, nhất là mấy hàng có Prime
  • Không chạy quảng cáo hoặc chạy PPC sai cách

Muốn kéo lại được doanh số thì bạn cần thực hiện các cách tối ưu kèm chạy quảng cáo để tạo ra đơn nhanh chóng. Lưu ý rằng hãy tính toán chi phí bỏ ra (vận hành, sản xuất, vận chuyển) để đưa ra được mức giá bán phù hợp đảm bảo bạn có lợi nhuận.

SEO & Content Specialist focused on crafting content that builds brands, drives organic traffic, and boosts conversions. Passionate about leveraging data and storytelling to connect readers with brands.