Contents
Dropshipping là gì?
Dropshipping là mô hình kinh doanh không đòi hỏi bạn phải sở hữu kho hàng hay thậm chí không cần phải quan lý, lưu trữ hàng hóa mà mình đang bán.
Khi kinh doanh truyền thống, bạn bắt buộc phải mua lại và lưu kho hàng hóa bạn muốn bán. Ngược lại, với dropshipping, người kinh doanh không cần phải bỏ tiền túi để mua hàng trước khi bán lại cho khách hàng. Thay vào đó, một bên thứ ba – thường là nhà sản xuất hoặc đơn vị bán buôn – sẽ thay bạn lưu trữ và vận chuyển hàng hóa đến tay người dùng. Người làm dropshipping đóng vai trò như một người trung gian, chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý cửa hàng trực tuyến và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
Còn tiền hàng thì sao? Người kinh doanh dropshipping không cần phải trả tiền trước để có thể kinh doanh một loại sản phẩm. Đây có thể nói là đặc điểm ưu việt và thu hút nhất của mô hình kinh doanh dropshipping vo với hình thức kinh doanh truyền thống.
Dropshipping hoạt động như thế nào?
Làm dropshipping nghĩa là bạn đang đóng vai trò là bên trung gian giữa nhà sản xuất và người mua. Thay vì trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất và phân phối cho người có nhu cầu, bạn sẽ đóng vai trò như một người tuyển chọn và quảng bá sản phẩm đến người dùng cuối.
Để bắt đầu, người bán sẽ tìm kiếm nhà cung cấp và nhà sản xuất thông qua các nền tảng dropshipping. Từ đó, bạn có thể kết nối cửa hàng của bạn với nhà cung cấp và bắt đầu dropship sản phẩm. Khi có người mua đến thăm cửa hàng của bạn và mua sản phẩm, những đơn hàng này sẽ được chuyển sang cho nhà cung cấp và họ sẽ phụ trách vận chuyển hàng đến cho người bán.
Ưu điểm, nhược điểm của Dropshipping
Theo số liệu của Statista, thị trường thương mại điện tử toàn cầu thông qua dropshipping ước tính đạt giá trị 128.6 tỉ đô la Mỹ năm 2020. Theo dự đoán, con số này sẽ đạt 476.1 tỉ đô vào năm 2026. Tiềm năng của mô hình này là không thể bàn cãi. (1)
Sự bùng nổ của dropshipping là hoàn toàn dễ hiểu vì mô hình này có những ưu điểm vượt trội so với kiểu kinh doanh truyền thống. Cùng với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử nói chung, dropshipping chắc chắc sẽ phát triển trong thời gian tới. Hãy cùng điểm qua những lợi ích của mô hình dropshipping.
Ưu điểm
Sau đây là những lợi ích của dropshipping mà bạn không thể bỏ qua:
- Bạn không cần vốn lớn để bắt đầu kinh doanh dropshipping. Bạn sẽ ko cần bỏ vốn để mua lại hàng hóa, không cần thuê và quản lý kho bãi. Khi có đơn hàng đến, khách hàng sẽ là người trả tiền. Bạn sẽ lấy lãi từ khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá của nhà cung cấp mà không cần bỏ tiền mua hàng trước.
- Bạn không cần phải tham gia vào quá trình vận chuyển. Quá trình vận chuyển sẽ được xử lý bởi bên thứ ba. Với chuyên môn và hệ thống quản lý thông minh, hiện đại, các đơn hàng của bạn sẽ được xử lí nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp tối ưu và giảm thời gian xử lí và vận chuyển đơn hàng, kéo theo sự hài lòng của khách hàng.
- Bạn có thể giảm thiểu rủi ro về hàng tồn. Một trong những rủi ro kinh doanh mà những người kinh doanh truyền thống thường gặp phải chính là hàng tồn. Đối với dropshipping, hàng hóa không được mua trước, vì thế nguy cơ tồn hàng là bằng không.
- Bạn có thể dễ dàng mở rộng mặt hàng kinh doanh. Với rủi ro hàng tồn bằng không, bạn có thể thoái mái lựa chọn mặt hàng để bán. Hiện nay, các đơn vị dropshipping có hầu hết mọi loại sản phẩm, sẵn sàng cung cấp hàng hóa cho mọi ngành hàng.
- Bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh online với dropshipping. Vì dropshipping không yêu cầu mặt bằng cũng như lưu kho hàng hóa, bạn có thể kinh doanh ở bất cứ nơi nào. Sự tiện lợi của mô hình này cũng giúp bạn có thể làm việc và duy trì công việc kinh doanh từ xa một cách dễ dàng. Nhiều người đã lựa chọn dropshipping như một cách để kiếm thêm tiền ngoài công việc chính.
- Bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng đánh giá nhu cầu của người dùng. Dropshipping giúp việc giới thiệu sản phẩm mới trở nên dễ dàng hơn. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc sản phẩm mới liệu có bán được hay không. Điều bạn cần làm là chờ phản ứng từ chính người dùng và thị trường.
- Bạn cũng dễ dàng mở rộng công việc kinh doanh với dropshipping. Khác với mô hình truyền thống, mở rộng kinh doanh đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều vốn và công sức hơn. Tuy nhiên, khi bạn dropship, không khó để mở rộng kinh doanh. Dĩ nhiên, lượng công việc sẽ tăng lên, đặc biệt và về mặt chăm sóc khách hàng, nhưng sẽ không có sự khác biệt đáng kể. Bạn có thể thử thách với nhiều ngành hàng khác nhau. Đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn học hỏi, trải nghiệm nhiều hơn về thương mại điện tử.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như nêu ở trên, dropshipping cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Biên lợi nhuận thấp hơn
Nhược điểm lớn nhất của mô hình dropshipping chính là biên lợi nhuận thấp hơn so với kinh doanh truyền thống. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bạn không cần phải bỏ tiền ra để duy trì kho bãi, đóng gói hàng hóa, phân bố hàng hóa đến tay người mua. Thay vào đó, bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm tất cả các công đoạn từ sản xuất cho tới khi đơn hàng được trao đến tay khách hàng. Những chi phí này sẽ chiếm một phần không nhỏ trong giá thành của sản phẩm.
- Khó để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Với dropshipping, chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp và đơn vị vận chuyển. Sẽ khó để quản lý chất lượng hàng hóa trước khi gửi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm lỗi hay chất lượng kém là một nguy cơ lớn đối với người kinh doanh online khi mà một review không tốt cũng có thể khiến khách hàng quyết định không mua sản phẩm của bạn.
- Cạnh tranh cao:
Một thực tế khắc nghiệt của mô hình dropshipping chính là mức độ cạnh tranh rất cao giữa những người bán. Mô hình này rất dễ để bắt đầu, vì thế mà số người tham gia kinh doanh cũng rất cao. Với cùng một sản phẩm, sẽ có rất nhiều cùng bán và cạnh tranh. Cạnh tranh cao sẽ tạo sức ép khiến người bán phải giảm giá thành, thu hẹp biên lợi nhuận.
- Vấn đề về vận chuyển
Khi bán dropshipping, hiếm khi nào bạn chỉ bán sản phẩm từ một nhà cung cấp. Điều đó có nghĩa là cùng một đơn đặt hàng, sẽ có nhiều gói hàng từ các nơi khác nhau được gửi đến người mua. Chi phí vận chuyển cho một đơn hàng vì thế sẽ nhân lên. Bạn có thể giải quyết vấn đề bằng việc chuyển số tiền vận chuyển này sang cho người mua. Tuy nhiên, nếu chi phí vận chuyển quá cao, tỉ lệ từ bỏ giỏ hàng sẽ tăng lên. Kể cả khi bạn đã tính toán và bù số tiền vận chuyện vào giá thành bán ra của sản phẩm, sẽ khó để đảm bảo rằng tất cả các chi phí phát sinh sẽ được sẽ tính toán và bù trừ vào giá sản phẩm.
- Không có nhiều cơ hội để xây dựng thương hiệu và tùy chỉnh sản phẩm
Sản phẩm dropshipping phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp và người bán không có nhiều sự lựa chọn để thay đổi sản phẩm hoặc đóng dấu thương hiệu của mình vòa vì tất cả sản phẩm đều đã được hoàn thiện và mang nhãn mác của nhà sản xuất. Bạn cũng không có nhiều lựa chọn về bao bì hay đóng gói.
Các mô hình dropshipping phổ biến
Với sự phát triển của mô hình dropshipping, các nhà cung cấp đã phát triển dịch vụ này thành nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của người bán. Hãy cùng điểm qua một số mô hình dropshipping phổ biến hiện nay:
Dropship sản phẩm đã hoàn thiện
Đây là mô hình dropshipping cơ bản và phổ biến nhất.Với mô hình này, bạn sẽ bán lại sản phẩm từ nhà cung cấp đến cho người tiêu dùng. Sản phẩm sẽ được vận chuyển thẳng từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng mà không cần đi qua người bán để lưu trữ, xử lý và giao hàng.
Print on demand
Print on demand cũng được coi là một hình thức dropshipping. Với hình thức này, người bán cũng sẽ đóng vai trung gian giữa người mua và nhà cung cấp. Tuy nhiên, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp về mẫu mã của sản phẩm, người bán print on demand có thể dùng thiết kế của tiêng mình để in ấn lên sản phẩm. Bằng cách này, người bán đang tạo ra những sản phẩm độc đáo cho cửa hàng của họ, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh với những người bán khác.
Đồng thời, thiết kế đẹp mắt là một cách hiệu quả để thu hút người mua. Cùng một sản phẩm nhưng nếu bạn có thiết kế đẹp hơn, độc đáo hơn, có tính cá nhân hơn, người tiêu dùng sẽ không ngại bỏ thêm một số tiền để mua sản phẩm của bạn. Chính sự linh hoạt trong thiết kế và mẫu mã đã giúp cho print on demand có thể cạnh tranh và biên lợi nhuận tốt hơn so với dropshipping bình thường.
Cần gì để bắt đầu với print on demand?
Tương tụ dropshipping, print on demand không yêu cầu bạn phải bỏ nhiều vốn để bắt đầu. Tuy nhiên, làm print on demand sẽ yêu cầu một số kĩ năng đặc biệt hơn so với dropshipping.
Thứ nhất, kĩ năng design là một điều quan trọng trong print on demand. Tuy nhiên, đây không phải là điều thiết yếu vì bạn hoàn toàn có thể thuê nhân lực bên ngoài để design cho bạn. Một số khác lựa chọn clone lại các design bán chạy trên thị trường hoặc bán design trademark, nhưng đây là một con đường rủi ro hơn. Phần lớn các sàn thương mại điện tử đều rất gắt gao trong về vấn đề bản quyền.
Thử hai, bạn cần có vốn tiếng Anh tương đối ổn để có thể quản lý công việc kinh doanh, giao tiếp với khách hàng cũng như nghiên cứu thị trường vì thị trường chính của print on demand thường Mỹ và các nước châu Âu.
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh print on demand ngay từ hôm nay với Merchize. Merchize là một đơn vị cung cấp hàng đầu về print on demand tại Việt Nam. Sở hữu một nhà máy lớn cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, Merchize mang đến những sản phẩm với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Merchize đảm bảo chuỗi cung ứng mượt mà giúp cho công việc kinh doanh của bạn diễn ra trôi chảy. Hiện tại Merchize đã có xưởng sản xuất tại US và EU, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và tối ưu lợi nhuận cho cửa hàng của bạn.
Hãy tạo tài khoản bán hàng trên Merchize hoặc liên hệ ngay với đội ngũ của Merchize để bắt đầu kinh doanh print on demand nhé!
Cách làm dropshipping cho người bắt đầu
Sau khi đã hiểu những kiến thức cơ bản về dropshipping, hãy cùng tìm hiểu cách làm dropshipping cho người mới bắt đầu nhé!
1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm sản phẩm
Để có thể thành công với dropshipping, việc hiểu rõ thị trường và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng. Để tìm được những sản phẩm tiềm năng, bạn có thể nhìn vào số lượng tìm kiếm sản phẩm trên những công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hoặc từ những sản thương mại lớn như Amazon, eBay, Shopee, v.v… Google Trend là một công cụ miễn phí bạn có thể sử dụng trong quá trình tìm kiếm sản phẩm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi những mặt hàng bán chạy trên các trang thương mại điện tử lớn để nắm bắt được xu hướng thị trường.
2. Tìm kiếm nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng cho sự thành bại của cửa hàng bạn. Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp qua các nền tảng dropshipping. Các nền tảng dropshipping chính là nơi giúp bạn tìm kiếm sản phẩm và kết nối với nhà sản xuất.
Vậy nền tảng dropshipping là gì?
Hiểu một cách ngắn gọn, nền tảng dropshipping là các kênh trung gian giúp người bán hàng có thể tiếp cận nguồn hàng, liên hệ với các nhà sản xuất. Từ nguồn hàng tìm được qua các nền tảng này, người bán có thể đưa sản phẩm lên các sàn thương mại mà họ đang sử dụng. Tùy thuộc vào việc bạn muốn dropshipping ở Việt Nam hay ở nước ngoài, bạn có thể lựa chọn nền tảng phù hợp để bắt đầu kinh doanh dropship.
Đâu là nền tảng dropshipping tốt nhất cho dropshipping?
Ở trên thế giới, một vài số nền tảng dropshipping có tiếng trên thị trường có thể kể đến như Aliexpress, SaleHoo, Oberlo, Wholdesale2B, Worldwide Brand, Doba, Spocket,… Tại Việt Nam, bạn có thể bắt đầu dropshipping thông qua một số nhà cung cấp như AdFlex, Printube, hoặc PingGo,…
Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử cũng là nơi bạn có thể kết nối với các nhà cung cấp sản phẩm. Hiện tại, Shopee, Lazada và Tiki là 3 sàn thương mại lớn nhất ở Việt Nam. Ở trên thế giới, Amazon và eBay là lựa chọn phổ biến cho những người mới bắt đầu dropshipping.
3. Tạo cửa hàng
Tạo cửa hàng chính là bước đầu tiên để hiện thực hóa công việc kinh doanh của bạn. Bạn có thể thành lập cửa hàng trên những nền tảng phổ biến như Shopee, Lazada, Amazon, eBay,…
Một lựa chọn khác chính là tự thiết lập một website riêng để phục vụ công việc kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, lựa chọn này đòi hỏi bạn phải chi trả một số tiền không nhỏ để xây dựng và duy trì website.
Sau khi đã tạo xong cửa hàng, bạn có thể đẩy sản phẩm lên và quảng bá nó đến người mua sắm.
Tìm hiểu cách tạo tài khoản bán hàng trên Amazon nhanh chóng và hiệu quả dành cho người mới bắt đầu.
4. Quảng bá sản phẩm
Thành công với dropshipping phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn quảng bá sản phẩm. Chạy quảng cáo là một cách hữu hiệu để đưa sản phẩm của bạn đến với những người đang có nhu cầu mua sản phẩm. Facebook, Zalo, Instagram, Google Search là một số nền tảng để chạy ads hiệu quả.
Câu hỏi về dropshipping:
Kinh phí để bắt đầu dropshipping?
Dropshipping thường được biết đến là hình thức “kinh doanh không cần vốn”. Điều này chỉ đúng trên lý thuyết. Trên thực tế, để có thể duy trì một cửa hàng dropshipping hoạt động ổn định và có lợi nhuận, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định.
Nếu bạn bán ở trên các nền tảng thương mại điện tử, bạn có thể sẽ mất chi phí để duy trì cửa hàng. Hoặc nếu bạn muốn bán ở website riêng, bạn cũng cần bỏ tiền để thiết lập một trang web bán hàng chuyên nghiệp.
Đây là những chi phí phải để có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping. Ngoài ra khi công việc kinh doanh của bạn bắt đầu, sẽ phát sinh ra một số chi phí khác.
Khi có đơn đổ về, người mua sẽ trả tiền cho những sản phẩm họ mua. Tuy nhiên, số tiền này sẽ không đến thẳng tài khoản của bạn mà sẽ bị giữ lại tại các cổng thanh toán như Stripe hay Paypal. Vì thế bạn sẽ cần phải trả trước cho nhà cung cấp trong khi chờ tiền đổ về.
Quảng cáo là một phần quan trọng của thương mại điện tử. Chi phí quảng cáo cũng sẽ chiếm một phần không nhỏ trong việc kinh doanh của bạn.
Chi phí sẽ thay đổi tùy theo chiến lược kinh doanh và quy mô cửa hàng. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với khoản vốn ít hơn $500.
Thu nhập từ dropshipping là bao nhiêu?
Nguồn thu nhập mà dropshipping mang lại là không có giới hạn. Nếu bạn dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể kiếm từ $200-300 với dropshipping.
Tham khảo:
- Statista, Estimated value of the global dropshipping market size in 2020, with a forecast from 2021 to 2026, https://www.statista.com/statistics/1264272/dropshipping-market-size/