quy-trình-chuẩn-set-up-woocommerce

Chia sẻ quy trình chuẩn setup store bán POD trên #WooCommerce từ A-Z

Merchize là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam có tích hợp fulfill sản phẩm kinh doanh trên WooCommerce.
Hiện nay có rất nhiều anh em kinh doanh trên nền tảng này và cần sự trợ giúp, vì vậy Merchize sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm dev theme WordPress để giúp ae lên quy trình setup 1 store hoàn thiện & kinh doanh POD trên WooCommerce.
* Lưu ý:
– Kinh doanh POD trên WooCommerce tưởng là dễ nhưng rất gian nan vất vả. Vì vậy anh em nào sẵn sàng đi con đường này thì cố gắng đọc hết bài này và áp dụng đúng từ đầu đến cuối để đạt được hiệu quả cao nhất
– Thêm nữa là WordPress là mã nguồn mở miễn phí, nên để kiếm lợi từ WordPress thì thường với các plugin, các dev team sẽ tung ra 1 bản free với chức năng rất hạn chế. Muốn dùng đầy đủ chức năng thì phải mua bản trả phí. Một, hai plugin thì không sao nhưng tính năng nào cũng phải trả trước cả cục thì tổng lại cũng không phải là rẻ đâu. Nên việc dùng Woo nhiều lúc chưa chắc đã rẻ hơn dùng các platform trả phí khác.

Bước 1: Mua domain và VPS

+ Mua domain ($10) Namecheap hoặc Godaddy
+ Mua hosting/ VPS. Recommend VPS.
Mới đầu mua của Linode hoặc Digital Ocean thì chọn gói $10-20/tháng là đủ. Sau này lớn hơn thì nâng cấp sau. Xác định mất tầm $60-120 nữa.
  • Lưu ý 1: Khi mua domain và vps thì đều nên mua của mấy bên nước ngoài, tránh mấy bên VN ra.
  • Lưu ý 2: Nếu được, hãy chọn server location là US. Kể cả khi họ quảng cáo có tốc độ nhanh mấy, dùng công nghệ này kia CDN rồi cache củng hiện đại lắm thì cũng không tin được nếu ko ở US, vì mình bán cho khách hàng ở US. Nếu ai bán cho nước khác thì chọn server gần khu vực đó là được.
  • Lưu ý 3: Bán trên Woo không có nghĩa là bạn nên bán TM. Nếu chủ TM report thẳng cho bên cung cấp server, nhiều khi họ suspend site ngay lập tức và xóa hết dữ liệu, bạn sẽ không kịp trở tay backup thì còn tù tội hơn.
Image result for vulrt hosting

Bước 2: Cài đặt WordPress

Ở bước 1 anh em có thể mua vps của Vultr (rẻ nhất), Linode hoặc Digital Ocean. Mấy thằng này đều có script auto để deploy 1 site WordPress để cài nhanh mà k cần biết code củng gì.
  • Hoặc có thể cài Easyengine (free)
    • Không recommend vì:
      + cài đặt yêu cầu phải thao tác trên terminal khá phức tạp.
      + cấu trúc của Easyengine đặt file wp-config ở ngoài htdocs nên về sau muốn backup, clone site nhanh bằng mấy plugin kiểu Duplicator, … khá phức tạp.
    • Nhưng rất recommend vì nếu cài đúng thì nó rất nhanh và mạnh.
  • Hoặc DirectAdmin hoặc đại gia thì dùng CPanel: Nhược điểm là phải trả phí hàng tháng, nhưng rất dễ dùng. Chỉ mất tầm 1 ngày là quen, hoặc setup 1, 2 lần là quen.
  • Hoặc VestaCP (free)
    • Miễn phí
    • Vẫn phải cài bước đầu hơi phức tạp tý, nhưng lúc sau sử dụng khá đơn giản. Nhiều lúc lười cài EE lên VPS thì mình hay dùng cái này.
  • VN mình mn cũng hay dùng script HocVPS nữa, nhưng với mình, tên script là HỌC nên chỉ dùng nếu bạn muốn học, còn nếu muốn bán thì nên dùng mấy cái ở trên chuyên dụng hơn.

Image result for CPanel

 
1 số lưu ý trong quá trình cài WP, theme và plugin:
  • PHP 7.2
  • SSL là chắc chắn phải có
  • các PHP config sau càng cao càng tốt:
    • upload_max_filesize = 128M
    • post_max_size = 128M
    • max_execution_time = 300
    • max_input_time = 300
    • memory_limit = 256M
  • Cài trên VPS thì hay bị lỗi về permission dẫn đến WP k ghi/đọc đc file. Mặc dù là phân quyền nhưng không phải là chmod file/folder mà là chown folder cho user. Khi nào gặp lỗi tương tự, search trên GG bạn sẽ tự hiểu.
Nếu chưa biết gì về Woo và mấy cái kỹ thuật này, hoặc quen bán trên platform rồi thì thường mn sẽ bỏ cuộc ở bước cài đặt này. Do đó trước khi cài đặt, bạn có thể tìm và hỏi kinh nghiệm của bạn bè để có thêm động lực, hoặc có thể liên hệ support của chỗ bạn mua VPS để họ giúp bạn (nếu được). Thường mấy bên cung cấp VPS sẽ có hệ thống ticket, thời gian trả lời tầm 1 ngày làm việc và họ có thể hỗ trợ bạn với các vấn đề hệ thống, hoặc mấy thứ hay đc hỏi như Làm thế nào để setup site WP thì sẽ có bài hướng dẫn.
Image result for malware in Nulled WP theme
 
Lưu ý tiếp theo: Vì vấn đề bảo mật, tuyệt đối không bao giờ dùng hàng Null, plugin/theme lậu, theme share trên mạng, hoặc theme mua chung từ những trang chia sẻ theme lậu. Chỉ dùng hàng thật mua từ chính chủ. Vì dùng hàng nulled rất dễ bị dính backdoor, malware, hoặc đơn giản nó hack site bạn, rồi chèn payment của nó vào setting paypal của bạn là toi rồi.

Bước 3: Cài đặt Themes

Sau khi có site WP r thì bạn chưa bán đc ngay, sẽ cần cài 1 con theme eCommerce để bán đc. Giá theme khoảng $59. Có rất nhiều theme về eCommerce cho Woo. Đây là các theme hay dùng cho POD:
– Flatsome
– Flatsome
– Flatsome
Image result for flatsome theme should use
Bản chất Flatsome không phải là theme cho POD nhưng vì tốc độ load nhanh, dễ dùng và nhiều người dùng nên mình recommend theme này trong bài này. Spy được 10 site Woo bán POD ngon nhất thì 11 site dùng Flatsome. Bất tiện duy nhất là vì Flatsome không phải để bán POD nên để tối ưu cho POD, sau khi cài xong theme bạn sẽ cần cài thêm nhiều plugin nữa để biến site bạn thành site bán POD hoàn chỉnh.
Để bán ngon đc trên Woo, bạn phải rất quen với các option của Woo và WordPress. Quá trình ngồi mày mò tạo từng phần khá lâu và tỉ mỉ, đối với newbie sẽ mất tầm 1 tuần để làm quen với theme, nếu nói kỹ thì sẽ thành cả quyển sách mấy trăm trang, nên trong phạm vi bài này mình sẽ không đề cập đến. Do đó mình recommend bạn dành ra tầm 1 tuần để nghiên cứu từng option, từng mục của Woo và của Theme, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu.
Một số thứ bạn cần nắm đc trước khi bắt đầu:
  • Cách thay Header, Logo, Menu, Top Bar, thay đổi layout của những phần này, thêm bớt các mục.
  • Customizer: Cách dùng customizer
  • UX Builder: cách build các page, add từng thành phần bằng page builder có sẵn của Flatsome
  • Slider: Tìm hiểu cách tắt cái này đi và thêm khối ảnh tĩnh vào cho đỡ nặng site.
  • Footer: Thay đổi, thêm thắt thông tin ở footer
  • Copyright Footer: Thay đổi thông tin ở phần copyright để thêm tên store vào cho chuyên nghiệp.
  • Create Product: Tìm hiểu cách tạo sản phẩm, các dạng sản phẩm (variation, simple, .v.v.)
  • Các setting của WooCommerce:
+ Add Payment
+ Config giá ship đúng chuẩn

Bước 4: Cài đặt Plugin

Cái này mới phức tạp này. Như đã nói ở trên, Flatsome chưa phải là theme tối ưu cho POD nên bạn sẽ cần cài thêm các plugin để bán POD dễ hơn:
  • Tracking: Dùng tạm plugin Pixel free của thằng Facebook cung cấp cũng đc, hoặc dùng Pixel your site ($150+)
  • Google Analytics: free
  • Variation Swatches for WooCommerce: Để hiển thị variation dạng đẹp đúng chuẩn POD: $49/năm
  • Woocommerce Gateway Paypal Express Checkout: $59/năm
  • YITH Google Product Feed for WooCommerce Premium. Phí khoảng $79. Hoặc có thể dùng https://vi.wordpress.org/plugins/wp-product-feed-manager/ bản free cho 100 product đầu tiên, còn trả phí thì là 69$/năm.
  • WP Rocket: Mình định recommend WP Total Cache và mấy plugin về caching nữa nhưng thấy thằng UX-themes (cha để của Flatsome) dùng WP Rocket cho Flatsome nên cứ theo nó mà làm.
  • Mail: Basic thì là Mailchimp hoặc nếu phức tạp hơn thì có thể thử dùng Sendgrid. Mình dùng combo Mailster ($49) + sendgrid giá cũng k quá cao. Mới bắt đầu có thể dùng gói cơ bản $14.95/tháng đc gửi 40k emails/tháng.
  • Nhiều trường phái còn thích cài thêm những thứ nhảy nhót như kiểu popup, sale noti, … -> có thể tìm trên Codecanyon khá nhiều plugin như vậy. Giá từ $12-$49 Nhưng kinh nghiệm của mình là thêm mấy cái đó vào lúc đầu thấy hay chứ CR giảm, và còn mất phí. Cài nhiều thì cũng nặng site nữa. WordPress là thiên đường free plugins nhưng để tính năng chạy đc ngon nghẻ thật sự thì đều phải trả phí.
  • Cuối cùng là cài plugin Duplicator hoặc 1 plugin migrate nào đó (All-in-One WP Migration) để backup data. Bạn nên tập làm quen với việc sử dụng plugin backup và giữ thói quen backup site thường xuyên ngay từ bây giờ đi, vì sau này bạn sẽ cần clone site, backup rất nhiều đấy.
Cài đặt và test tất cả các plugin này, cộng với fix lỗi nếu có, để trơn tru cũng phải mất tầm 7-10 ngày là nhanh.
Do có nhiều plugin, nhiều tính năng rất dễ bị xung đột lẫn nhau, nên có vấn đề gì thì bạn có thể liên hệ support của plugin/theme để nhờ họ giải quyết.
Free plugin thì khá khó liên hệ support nhưng plugin trả phí thì support hỗ trợ cũng khá kịp thời.

Bước 5: Upload sản phẩm & fulfill

5.1 – Upload sản phẩm
  • Nếu bạn bán Quilt và áo 3D, cơ bản là chưa có plugin tạo sản phẩm tự động dựa trên file artwork nên bạn sẽ cần tạo thủ công với các sp này.
  • Có những sản phẩm ngon mà chỉ có Merchize mới có ví dụ như Áo túi, Wall Tiles Art, Áo túi ngược, Vỏ gối Magic Sequin thì bạn có thể lấy file artwork và mockup PSD trên https://merchize.com/merchize-basecost-sizing/ để tạo thủ công trên site Woo.
  • Đối với các sản phẩm 2D: Đáng tiếc là Merchize chưa có plugin upload sản phẩm từ Merchize về WooCommerce nên nếu bạn bán áo 2D và các sp 2D thì có thể dùng plugin của các bên như:
    • CustomCat
    • Printful
    • Printify
Các plugin của các bên này sẽ cho bạn tạo sản phẩm 2D + mockup trên store. Quá trình tạo product qua các app này khá trực quan và cũng có nhiều loại sản phẩm, ví dụ như áo thì có nhiều nhãn hiệu: Bella, Gildan, …, nhưng thường mình chỉ chọn loại basecost rẻ nhất là Gildan, giá cũng đã tầm $7-$8 tùy app.
Nhược điểm là tạo sản phẩm này cũng khá lâu, và bạn cũng cần có file design sẵn theo chuẩn từ trc để tạo đc sản phẩm. Để có khoảng 1,000 products chắc cũng phải mất 3-4 ngày chỉ có ngồi ăn + up design.
5.2 – Fulfill sau khi có order
Để kết nối với bên fulfill sau khi có order, bạn có thể dùng các plugin ở trên luôn, hoặc kết nối với Merchize. Merchize có basecost áo 2D cực kỳ yêu thương chỉ từ $5.75/áo, tiết kiệm hơn rất nhiều. Và còn hỗ trợ fulfill tự động các mặt hàng mà tee platform thông thường không có như 3D, quilt, hoặc áo túi, áo túi ngược với giá ngon + ưu đãi khủng .v.v.
  • Để kết nối với Merchize, bạn chỉ cần có store Merchize (gói Fulfill là đủ), rồi vào mục Integration > WooCommerce > nhập link store Woo của bạn và chọn kết nối.
  • Khi nào có order, hệ thống sẽ tự sync sang Merchize. Bạn chỉ việc vào upload artwork và team fulfill của Merchize sẽ xử lý order đó cho bạn.
  • Khi order được fulfill xong, Merchize sẽ tự động trả về tracking vào order note cho khách hàng.
  • Có vấn đề gì bạn có thể live chat với support của Merchize để được hỗ trợ.
Cụ thể hơn bạn có thể xem các lợi ích khi kết nối site Woo với Merchize để fulfill qua Merchize tại đây: https://merchize.com/woocommerce-integration/
1 điểm lợi nữa khi để Merchize fulfill cho store Woo của bạn là Merchize có đa dạng các loại hàng fulfill được nên bạn chỉ phải deal với 1 sup duy nhất là Merchize, chứ không phải deal với nhiều sup khác nhau.

Bước 6: Test lại các bước

Test chức năng: Trước khi bắt đầu chạy Ads, hãy cầm điện thoại lên, vào site của bạn và vào thử 1 vài sản phẩm, thử add to cart, điền form checkout, thậm chí thanh toán thử xem có lỗi lầm gì không. Lỗi payment là 1 trong những lỗi lầm phổ biến và tốn kém nhất. Chạy ads 100$ nhưng lỗi nút thanh toán thì mất tiêu 100$, hoặc lỗi do chèn nhầm key live với sandbox là cũng mất tiền.
Test speed: vì mình ở VN, nên tốc độ mình vào xem trang sẽ k phản ánh đúng thực tế. Hãy dùng các tool check tốc độ ở Mỹ như Pingdom, GTMetrix. Với GTmetrix, lưu ý địa chỉ mặc định của họ là Canada. Trong khi bạn muốn test speed ở Mỹ.
– Tốc độ ở Mỹ dưới 3s là tạm chấp nhận đc. Dưới 2.5s là ok, dưới 2s là ngon. Dưới 1.5s là tuyệt vời. Hệ thống Merchize được làm ra cho POD nên luôn cố gắng tối ưu cho speed ở dưới 2s. Hầu hết tốc độ các site của 1C sẽ ở khoảng <1.5s. Đó cũng là một phần lý do những ai đã bán trên Merchize đều sẽ thích bán trên Merchize. Chỉ mỗi tội 1C chưa có Payment cho ae quẩy thôi. Tuy nhiên bán trên Woo thì cũng phải tự lo Payment nên bán trên Merchize vẫn lợi hơn ở khoản speed này.
Image result for gtmetrix
– Lưu ý với WordPress là luôn luôn phải test các chức năng sau khi cài đặt, update, thay đổi. Bạn cũng phải test thường xuyên liên tục, vì có nhiều lúc update phiên bản mới, chức năng nó chết bất thình lình mà mình không biết. Nếu bạn bán trên platform thì sẽ có team kỹ thuật của platform lo phần này cho bạn, bạn chỉ việc bán. Còn khi bán trên Woo là bạn tự lực cánh sinh hết. Kể cả có liên hệ support của các bên plugin liên quan thì cũng không useful lắm đâu. Thời gian liên hệ support cũng rất lâu, và bạn phải liên hệ nhiều bên nữa, không xuyên suốt như khi dùng platform.
>> Tham khảo email marketing và remarketing tăng ROI tại đây.

Bước 7: Chạy Ads, bán hàng, support khách hàng

Phần này chắc không cần múa rìu qua mắt thợ nữa.

Bước 8: Tổng Kết

Như vậy để có 1 store WooCommerce mà bán ngon, từ newbie thì sẽ cần dành ra ít nhất 1 tháng cài đặt site, cài theme, plugin, làm quen với các chức năng và upload sản phẩm.
Tổng chi phí trả trước ban đầu tầm: $403
+ tối thiểu 130$ cho domain + VPS (gói 10$x12 tháng + 10$ domain)
+ 59$ theme
+ Các plugin râu ria: 49+59+69+14.5 ~= 200$
Sau đó hàng tháng sẽ renew khoảng 14.5$ tiền server gửi mail nữa là 1 năm mất khoảng 563$. Còn các dịch vụ khác thì trả theo năm. Chưa kể nếu store lớn hơn thì sẽ mất nhiều phí hơn. Tổng ra mỗi tháng mất tầm 47$ cho 1 store chạy được.
>> Đọc thêm thông tin thống kê thị trường eCommerce đáng chú ý trong mùa holiday.
Image result for average Cost to Build eCommerce Website

Bước 9: Ai nên dùng Woo và dùng Woo khi nào?

  • Khi bạn đã có sẵn 1 store Woo chạy ngon lành và đang happy với store đó rồi -> không nên chuyển sang bán plf khác làm gì. Lúc này để tối ưu bạn có thể:
    1- kết nối với những nơi fulfill giá rẻ kịch sàn và hỗ trợ ff tự động đa dạng sản phẩm ví dụ như Merchize.
    2- Thử áp dụng các giải pháp tối ưu CR, AOV khác để max profit. Ví dụ như chuyển hết sản phẩm qua Merchize, platform mà mọi thứ đã được tối ưu ngon lành rồi. Nếu CR trên 1C ngon hơn -> qua 1C bán cũng chưa muộn. Còn nếu không, cứ tiếp tục bán trên Woo.
  • Khi bạn đã biết về WordPress, có background kỹ thuật để có gặp vấn đề gì còn tự xử đc, hoặc có quen biết vài bạn kỹ thuật.
  • Khi bạn muốn bán những thứ mà platform bán áo thông thường không có. Hoặc ít có. Ví dụ cơ bản, đa phần store Woo bán ngon đều đang bán sản phẩm Dropship, hoặc áo 3D như hoodie 3D, sweatshirt 3D, thảm, Car sunshade, Quilt, Yeezy, Hightop/lowtop … chứ ít ai bán áo 2D trên Woo. Những sản phẩm này mặc dù profit cao nhưng Tee platform thường không có nên không bán được mới phải bán trên Woo.Merchize nhận fulfill hầu hết tất cả các loại sp này nên bạn có thể bán trên store Woo của bạn và connect với Merchize để Merchize fulfill các order này cho bạn. Hoặc đơn giản bạn có thể tạo store trên Merchize và bán rồi fulfill luôn những mặt hàng này trên Merchize.Phí subscription fee của Merchize chỉ từ 29$/tháng, đã tối ưu ngon lành hết các chức năng để bán POD, không giới hạn số variation cho mỗi sản phẩm, speed thì luôn luôn ngon và quan trọng nhất là có đội support và dev lo cho store bạn ngày đêm. Đến với Merchize, bạn chỉ cần bán, còn lại cứ để Merchize lo.

Image result for woocommerce development

Bước 10: Tổng hợp thông tin

  • Tất cả các dịch vụ, theme, plugin … ở trên bạn đều có thể tự search và xem pricing của chúng để check giá
  • Để biết xem liệu bạn có nên cài những plugin như trong bài recommend hay không, bạn có thể sử dụng wpthemedetector.com hoặc whatwpthemeisthat.com rồi dùng tool spy để tìm 1 vài trang Woo bán POD và check qua xem họ dùng Theme/Plugin gì. Check tầm 10,20 trang bạn sẽ rõ. WPthemedetector và WhatWpthemeisthat cũng là tips cơ bản cho những ai muốn spy xem site đối thủ đang dùng plugin gì.
 
Tóm lại, để có 1 site Woo bán POD ngon thì chi phí tầm 47-50$/tháng cũng không phải là quá cao. Nhược điểm duy nhất ở đây là bạn phải có nhiều kinh nghiệm và thời gian cho site vì nếu không tối ưu hợp lý thì site Woo sẽ chậm rề rề khi có nhiều product. Nếu không test và fix lỗi kịp thời thì cũng nguy hiểm. Thêm nữa mỗi product lại bị giới hạn số variation. Nếu không phải là do cấu trúc của Woo giới hạn thì cũng là giới hạn từ phía plugin tạo sản phẩm.
Image result for woocommerce development
 
5 giây quảng cáo 😀 😀 😀: Nếu bạn muốn có store bán POD chạy mượt với nhiều sản phẩm, và không giới hạn số variation mà không phải lo nghĩ setup gì nhiều, cộng với giá cả phải chăng chỉ từ $29/tháng, hãy dùng Merchize!
Empower our community with the knowledge to succeed in the competitive online marketplace.