Shopify là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo cửa hàng với Shopify

Shopify là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo cửa hàng với Shopify

Bạn muốn tạo một cửa hàng online nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Shopify chính là giải pháp toàn diện dành cho bạn.

Shopify không chỉ người dùng tạo website bán hàng chuyên nghiệp mà còn mang đến hàng loạt các tính năng hữu ích trong việc quản lý, vận hành một cửa hàng online.

Nếu bạn vẫn đang tò mò chưa rõ Shopify là gì, Shopify vận hành như thế nào, và làm thế nào để có thể tạo một cửa hàng trực tuyến thông qua Shopify, hãy đọc bài viết để biết thêm thông tiên chi tiết!

Shopify là gì?

shopify là gì

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tạo website bán hàng. Ngoài ra, Shopify còn cung cấp nhiều tính năng đa dạng giúp người bán và doanh nghiệp vận hành và quản lý các cửa hàng trực tuyến của họ một cách hiệu quả và tinh gọn.

Được thành lập vào năm 2006, Shopify là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, với số lượng cửa hàng lên đến 4.8 triệu và hơn 2 triệu người dùng trên toàn thế giới. Trong số đó, có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như Tesla, PepsiCo, Sephora, Kylie Cosmetics, Skims, vân vân.

Shopify hoạt động như thế nào?

shopify hoạt động như thế nào

Shopify cho phép chủ doanh nghiệp có thể tạo một website bán hàng với đầu đủ tính năng như tạo trang bán sản phẩm, trang thanh toán, cổng thanh toán, quản lý danh mục sản phẩm, vân vân.

Ngoài đáp ứng những tính năng cơ bản, Shopify còn tích hợp và gói gọn các tính năng khác nhàm hỗ trợ hoạt động thương mại vào một nền tảng duy nhất. Chỉ với một trang quản trị, người bán có thể theo dõi, quản lý toàn bộ quy trình bán hàng, từ lúc nhận đơn hàng cho đến bước phân tích sau khi bán hàng.

Không chỉ tập trung vào kênh website bán hàng, Shopify còn cung cấp cả các dịch vụ và tính năng giúp chủ doanh nghiệp có thể kết nối và quản lý đa nền tảng, từ các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc thậm chí là cửa hàng vật lý. Thông tin về kho hàng và khách hàng có thể được đồng bộ hóa trên các kênh để quản lý tập trung và đơn giản hơn.

Với bộ giải pháp toàn diện, Shopify có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của chủ doanh nghiệp, người bán hàng từ quy mô nhỏ vừa, đến cả các tập đoàn lớn.

Sau đây là các bước cơ bản để vận hành một website bán hàng với Shopify:

  • Đăng kí tài khoản Shopify và tạo cửa hàng
  • Thiết kế cửa hàng
  • Đăng sản phẩm lên website
  • Cài đặt thanh toán và vận chuyển cho cửa hàng
  • Tiếp thị và quảng cáo sản phẩm
  • Báo cáo và phân tích dữ liệu website

Dịch vụ chính của Shopify

Để giúp bạn hình dung được rõ ràng hoạt động, cũng như các giải pháp mà Shopify mang đến, sau đây Merchize sẽ điểm qua những dịch vụ chính của nền tảng thương mại điện tử này.

Theme cho cửa hàng ecommerce

Khi thiết lập một website bán hàng trực tuyến, thay vì thiết kế lại từ đầu, chủ cửa hàng có thể lựa chọn từ kho theme có sẵn, phù hợp với ngành hàng và phong cách của cửa hàng.

Với những ai chưa biết, theme có thể hiểu là mẫu giao diện thiết kế được làm sẵn, giúp bạn tạo ra một trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp mà không cần phải biết lập trình. Bạn cũng có thể tự tùy chỉnh các thành phần giao diện, ví dụ như phông chữ, hình ảnh, bố cục trang,… một cách dễ dàng.

Shopify cung cấp một thư viện theme với nhiều thiết kế đa dạng cho nhiều ngành hàng và phong cách thẩm mỹ. Các theme được đăng tải trên thư viện của Shopify đều đã được kiểm tra và phê duyệt cẩn thận, đảm bảo các tiêu chuẩn để mang đến trải nghiệm mua sắm an toàn, thuận tiện và thân thiện với người dùng.

Hiện Shopify cung cấp cả theme miễn phí và theme trả phí.

Domain cho website

Shopify cũng cung cấp cả domain cho website. Sở hữu một tên miền riêng là điều kiện không thể thiếu nếu bạn có ý định xây dựng cửa hàng online một cách nghiêm túc.

Nếu không muốn sở hữu một tên miền riêng, Shopify vẫn có thể cung cấp cho bạn tên miền mặc định, ví dụ: yourbrand.myshopify.com.

Checkout

Checkout hay quy trình thanh toán là một bước không thể thiếu đối với một cửa hàng kinh doanh trực tuyến. Đây cũng là một dịch vụ cơ bản, đã bao gồm trong các gói Shopify. Quy trình checkout của Shopify được thiết kế đơn giản và bảo mật, giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng và an toàn, giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng.

Ngoài ra, dịch vụ checkout của Shopify cũng có thể tích hợp với nhiều cổng thanh toán, hỗ trợ thanh toán đa tiền tệ và nhiều ngôn ngữ, giúp khách hàng của bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, PayPal, hoặc các phương thức thanh toán khác mà không gặp trở ngại.

Shopify POS

Shopify cũng cung cấp hệ thống POS (điểm bán hàng) dành cho việc bán hàng ngoại tuyến, tại cửa hàng vật lý. Shopify POS là công cụ hữu hiệu cho việc bán hàng đa kênh. Với Shopify POS, bạn có thể quản lý và bán hàng trực tiếp tại cửa hàng vật lý, song song với các hoạt động bán hàng trực tuyến.

Shopify POS giúp:

  • Quản lý bán hàng, kho hàng, đồng bộ giữa cửa hàng trực tuyến và vật lý
  • Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và thanh toán di động, giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng và tiện lợi
  • Theo dõi và quản lý hoạt động kinh doanh online và offline dễ dàng từ một hệ thống duy nhất
  • Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng, giúp bạn theo dõi lịch sử mua hàng và tạo mối quan hệ khách hàng tốt hơn

Shopify Plus

Shopify Plus là phiên bản cao cấp của nền tảng Shopify, được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp lớn và các thương hiệu nổi tiếng với yêu cầu cao về hiệu suất và đòi hỏi nhiều tính năng mở rộng. Khi bạn mở rộng kinh doanh với nhiều cửa hàng hơn, nhiều thương hiệu hơn, hoặc tăng trưởng số lượt khách hàng và  đơn hàng, Shopify Plus đều có thể đáp ứng và đảm bảo cửa hàng online của bạn vẫn hoạt động một cách mượt mà.

Các doanh nghiệp lớn cũng ưu ái sử dụng Shopify Plus hơn vì nó cho phép can thiệp code và tùy chỉnh sâu hơn, giúp họ có thể điều chỉnh và thêm tính năng độc đáo cho cửa hàng để phù hợp với nhu cầu kinh doanh.

Những tiện ích tích hợp khác

Bên cạnh kho thư viện theme, Shopify cung cấp hàng nghìn ứng dụng và tiện ích tích hợp khác, được cung cấp bởi các bên thứ 3. Với kho ứng dụng lớn, đa dạng về chức năng, Shopify có thể đáp ứng mọi nhu cầu của cửa hàng, từ việc quản lý kho hàng, nhập hàng, chăm sóc khách hàng thân thiết, cho đến tiếp thị email, SEO, chạy quảng cáo, vân vân.

Ưu điểm của Shopify

ưu điểm shopify

Shopify không phải là lựa chọn nền tảng thương mại điện tử duy nhất. Tuy nhiên, phần lớn người bán hàng, chủ doanh nghiệp đều sẽ lựa chọn Shopify cho cửa hàng của họ, chủ yếu là vì những ưu điểm vượt trội của Shopify mà không có nhiều đối thủ có thể đáp ứng được.

Dễ sử dụng

Shopify nổi tiếng với giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình hay thiết kế web, bạn vẫn có thể tạo ra một cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp chỉ trong vài bước đơn giản.

Với công cụ kéo và thả, bạn có thể tùy chỉnh giao diện cửa hàng theo ý muốn mà không cần phải biết viết code. Ngoài ra, Shopify cũng có sẵn một kho ứng dụng lớn, có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của một cửa hàng thương mại điện tử. Sử dụng các ứng dụng có sẵn này sẽ giúp bạn tùy chỉnh, thêm tính năng cho cửa hàng mà không cần can thiệp code.

Chi phí phù hợp

Shopify cung cấp nhiều gói dịch vụ với mức giá khác nhau. Dù ngân sách của bạn là bao nhiêu, và quy mô như thế nào thì bạn vẫn có thể lựa chọn một phương án phù hợp.

Với mức phí khởi điểm hợp lý, bạn có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến mà không cần đầu tư quá nhiều vào hạ tầng công nghệ. Đặc biệt, Shopify cũng cung cấp bản dùng thử miễn phí 14 ngày, giúp bạn trải nghiệm và đánh giá nền tảng trước khi quyết định sử dụng lâu dài.

Nhiều tính năng

Shopify cung cấp một bộ tính năng toàn diện giúp bạn quản lý mọi khía cạnh của cửa hàng trực tuyến, từ quản lý sản phẩm, kho hàng, đơn hàng, đến tiếp thị, quảng cáo, SEO. Các tính năng như Shopify Payments, Shopify POS,… giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng và thanh toán, mang lại trải nghiệm mượt mà cho khách hàng.

Và vẫn chưa kể đến các tính năng khác có thể được hỗ trợ bởi những ứng dụng được phát triển bởi các bên thứ 3 trong kho ứng dụng khổng lồ của Shopify.

Hỗ trợ khách hàng

Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh khác nhau như chat trực tuyến, email và điện thoại. Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp và nhiệt tình của Shopify luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, Shopify có cộng đồng người dùng rộng lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm trao đổi trên các diễn đàn và tìm kiếm sự hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm lời khuyên từ những người đã và đang sử dụng nền tảng này.

Chi phí Shopify

Gói Phí hàng tháng Phí giao dịch trực tiếp Phí giao dịch trực tuyến Phí giao dịch không qua Shopify Payments
Shopify Starter $15 mỗi tháng. 5%. 5% cộng thêm 30 cent. 2%.
Basic $29 mỗi tháng (khi thanh toán hàng năm). 2.7%. 2.9% cộng thêm 30 cent. 2%.
Shopify $79 mỗi tháng (khi thanh toán hàng năm). 2.5%. 2.6% cộng thêm 30 cent. 1%.
Advanced $299 mỗi tháng (khi thanh toán hàng năm). 2.4%. 2.4% cộng thêm 30 cent. 0.5%.
Shopify Plus Giá dựa trên báo giá. Dựa trên khối lượng giao dịch thẻ tín dụng của bạn. Dựa trên khối lượng giao dịch thẻ tín dụng của bạn. 0.15%.

Khi nào nên chọn Shopify?

Người mới bắt đầu bán hàng trực tuyến

Shopify là nền tảng thân thiện với người dùng mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và không yêu cầu kiến thức lập trình, người mới bắt đầu có thể tạo lập và quản lý cửa hàng của mình chỉ trong vài bước click chuột.

Ngoài ra, với cộng đồng người sử dụng lớn, người dùng cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và giải đáp thắc mắc dễ dàng. Ngoài ra, Shopify cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ như hướng dẫn chi tiết, và dịch vụ hỗ trợ 24/7. Những yếu tố này giúp người mới có thể nhanh chóng làm quen và bắt đầu bán hàng mà không gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp cross-border ecommerce

Shopify là lựa chọn phù hợp với những doanh nghiệp muốn mở rộng ra thị trường quốc tế. Nền tảng này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, chấp nhận thanh toán bằng nhiều đơn vị tiền tệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy vô vàn các giải pháp cho việc vận chuyển, cung ứng toàn cầu trong kho ứng dụng của Shopify.

Ví dụ, nếu bạn đang muốn bán dropshipping ở thị trường nước ngoài, bạn có thể tìm thấy ứng dụng từ các nhà cung cấp dropship trong kho ứng dụng của Shopify, ví dụ như Oberlo, Spocket, Aliexpress Dropshipping, vân vân. Bạn có thể dễ dàng kết nối cửa hàng Shopify với tài khoản dropshipping, và đồng bộ quy trình bán dropship một cách mượt mà, hiệu quả.

Hay nếu bạn muốn bán print on demand trên Shopify, bạn cũng có thể kết nối tài khoản Shopify với nhà cung cấp như Merchize. Sau khi kết nối, thông tin về đơn hàng của bạn sẽ được đồng bộ về hệ thống fulfillment của Merchize. Và đơn hàng sẽ được sản xuất và vận chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không tốn nhiều công sức.

Bán mặt hàng vật lý

Shopify đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp bán mặt hàng (products) thay vì dịch vụ (services). Thế mạnh của Shopify chính là các tính năng mạnh mẽ về mặt xây dựng các trang sản phẩm, quy trình mua hàng tối ưu, cũng như tích hợp quản lý kho hàng, vận chuyển và các tính năng thương mại điện tử chuyên biệt.

Shopify giúp các nhà bán lẻ dễ dàng quản lý sản phẩm, đơn hàng và quy trình giao nhận. Giao diện trực quan và các công cụ báo cáo chi tiết cũng giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả kinh doanh một cách chính xác và nhanh chóng.

Người bán có khả năng marketing tốt

Một đặc điểm của cửa hàng Shopify đó chính là người bán sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với các khâu quảng bá, tiếp thị.

Không giống với việc bán hàng trực tuyến thông qua các nền tảng bán lẻ sẵn có như Amazon, eBay, hay Etsy, người bán Shopify sẽ phải xây dựng một website bán hàng từ đầu trên một tên miền riêng. Họ không thể tận dụng được số lượng người mua sẵn đã sẵn có như trên các trang thương mại điện tử lớn.

Để có thể kéo khách hàng đến website cũng như duy trì và phát triển tốt cửa hàng, bạn sẽ cần kiến thức và kinh nghiệm trong marketing.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì Shopify hỗ trợ đầy đủ các công cụ để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Từ việc tích hợp với các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, đến các công cụ email marketing và SEO mạnh mẽ, Shopify giúp người bán dễ dàng tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thương hiệu

Shopify là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thương hiệu của mình. Nền tảng này cho phép tùy chỉnh giao diện cửa hàng một cách toàn diện, giúp doanh nghiệp xây dựng một trang web thể hiện rõ nét cá tính và giá trị thương hiệu.

Ngoài ra, Shopify cũng cung cấp cả các công cụ quản lý khách hàng và chương trình khách hàng thân thiết giúp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đồng thời đảo bảo bảo mật cao, bảo vệ uy tín của thương hiệu.

Cách tạo website bán hàng với Shopify

Bước 1: Đăng Ký Tài Khoản Shopify

tạo tài khoản shopify

  1. Truy cập vào trang chủ của Shopify tại www.shopify.com.
  2. Nhấn vào nút “Start free trial" (Bắt đầu dùng thử miễn phí).
  3. Trả lời một số câu hỏi hoặc chọn skip để bỏ qua bước này
  4. Tạo tài khoản Shopify: Điền email, password và chọn tên cho cửa hàng.
  5. Nhấn vào “Create your store" (Tạo cửa hàng của bạn).

Bước 2: Chọn Giao Diện (Theme) Cho Cửa Hàng

chọn shopify theme

Sau khi đăng ký, bạn sẽ được chuyển đến trang admin.

  1. Click vào mục “Online Store" (Cửa hàng trực tuyến) trên menu.
  2. Chọn “Themes" (Giao diện).
  3. Trong trang Themes, bạn có thể lựa chọn Themes miễn phí trong mục Popular free themes hoặc nhấn “Visit Theme Store" khám phá kho themes của Shopify.
  4. Sau khi chọn được theme ưng ý, nhấn “Add" để thêm. Sau đó nhấn “Customize" để bắt đầu tùy chỉnh giao diện theo ý thích.

Bước 3: Tùy Chỉnh Trang Cửa Hàng

Trên thanh dropdown của mục Online Store, chọn “Pages” > “Add page” để thêm các trang quan trọng cho cửa hàng, ví dụ như trang About Us, Contact, Shipping and Returns policy, vân vân.

Sau đó, chọn Navigation trong thanh dropdown để thiết lập Menu hiển thị trên cửa hàng.

Bước 4: Thêm Sản Phẩm

thêm sản phẩm trên shopify

  1. Trên trang admin, chọn mục “Products" trên menu.
  2. Nhấn vào “Add product" để thêm sản phẩm.
  3. Điền thông tin sản phẩm bao gồm tên, mô tả, giá, hình ảnh, SKU, và số lượng tồn kho.
  4. Nhấn “Save" để lưu sản phẩm của bạn.

Bước 5: Thiết Lập Cấu Hình Thanh Toán

cài đặt thanh toán shopify

  1. Truy cập vào mục “Settings" (Cài đặt) góc dưới cùng bên trái trên trang admin
  2. Chọn “Payments" (Thanh toán).

Trong mục này, bạn có thể lựa chọn cổng thanh toán mà bạn muốn sử dụng, ví dụ như Shopify Payments, Paypal, vân vân.

Bước 6: Thiết Lập Vận Chuyển

  1. Trong mục “Settings", chọn “Shipping and delivery" (Vận chuyển và giao hàng).
  2. Cài đặt các khu vực vận chuyển, phương thức và giá cả vận chuyển.
  3. Nhấn “Save" (Lưu) để lưu các thiết lập vận chuyển của bạn.

Bước 7: Thiết Lập Tên Miền (Domain)

cài đặt domain shopify

  1. Vẫn trên trang “Settings”, chọn “Domains" trên menu
  2. Bạn có thể mua một tên miền mới qua Shopify (Chọn “Buy new domain”) hoặc kết nối tên miền hiện tại bạn đã có (Chọn “Connect existing domain”).
  3. Tiến hành kết nối tên miền với cửa hàng Shopify của bạn.

Bước 8: Kiểm Tra Và Khởi Chạy Cửa Hàng

  1. Kiểm tra lại tất cả các phần của cửa hàng để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
  2. Thực hiện một đơn hàng thử nghiệm để kiểm tra quy trình thanh toán và vận chuyển.
  3. Khi bạn đã sẵn sàng, truy cập vào mục “Online Store" (Cửa hàng trực tuyến), nhấn “Preferences" (Tùy chọn), và bỏ dấu tích ở phần “Restrict access to visitors with the password" (Giới hạn truy cập bằng mật khẩu) để cửa hàng của bạn chính thức hoạt động.

Bước 10: Quảng Bá Cửa Hàng

Khi cửa hàng Shopify của bạn đã đi vào hoạt động, bạn có thể bắt đầu tiến hành các bước marketing và quảng bá cửa hàng.

  1. Sử dụng các công cụ tiếp thị của Shopify như email marketing, SEO, và tích hợp mạng xã hội.
  2. Theo dõi và phân tích hiệu quả kinh doanh bằng các công cụ báo cáo của Shopify.

Kết luận

Shopify mang đến một giải pháp toàn diện và dễ dàng cho bất kỳ ai muốn bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Chỉ với vài bước, bạn đã có thể tạo dựng một cửa hàng online và bắt đầu hành trình kinh doanh của mình.

Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, hay kinh doanh print on demand, hãy thử sức ngay với Shopify và biến ý tưởng thành hiện thực!

is a senior writer at Merchize covering products, services, and consumer tech issues and trends. Previously, she was a content writer for trustworthy brands and International corporations. With her deep knowledge in multiple industries, Bich has become a professional writer and has chosen Merchize to explore eCommerce, MMO, and Print on Demand... In her free time, she loves reading, listening to music, and hanging out at cafes.