etsy là gì 3

Etsy Là Gì? Chi Tiết Cách Tạo Shop Bán Hàng Trên Etsy

Nếu bạn là người mong muốn mang ngoại tệ về Việt Nam thì kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Etsy đang là xu hướng từ năm 2020 đến nay ngay sau đại dịch Covid-19. Mặc dù đã có rất nhiều người Việt đã kiếm hàng triệu đô trên nền tảng này, vẫn có không ít người gặp thất bại thậm chí là doanh thu là con số âm. Vậy Etsy là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Etsy? Hãy cùng Merchize tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé. 

Etsy là gì? 

Ra đời năm 2005, Etsy là một nền tảng thương mại điện tử toàn cầu và là nơi các nhà thiết kế và nghệ nhân có thể bán sản phẩm thủ công, handmade và cá nhân hóa trực tiếp đến người tiêu dùng. Khác với Amazon và eBay, Etsy tập trung vào tính nghệ thuật hơn là những mặt hàng sản xuất mang tính thương mại. Nền tảng này khuyến khích người bán tạo ra các sản phẩm độc đáo mà người mua khó có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Điều này khiến cho Etsy trở thành một thị trường hấp dẫn dành cho những nhà sáng tạo với thế mạnh thiết kế. Theo số liệu ước tính, có đến 8.2 triệu người bán và hơn 107 triệu người mua hoạt động tích cực trên Etsy, tạo ra doanh thu xấp xỉ 2.8 tỷ đô vào năm 2023.

etsy handmade

Các mặt hàng bán chạy trên Etsy là gì?

Bạn có thể tìm thấy vô vàn sản phẩm trên Etsy, tuy nhiên các mặt hàng phổ biến nhất là hàng thủ công, đồ cổ hoặc đồ handmade. Theo ước tính, khoảng 90% các sản phẩm được kinh doanh trên Etsy nằm trong danh mục hàng thủ công, bao gồm các mặt hàng sau đây: 

  • Quần áo hoặc trang sức thủ công
  • Mỹ phẩm handmade 
  • Nguyên liệu thực phẩm (bột làm bánh, men nở, gia vị, ..) 
  • Cây cảnh, thực vật
  • Đồ trang trí nhà cửa
  • Đồ trang trí theo mùa (seasonal) 
  • Bộ phụ kiện DIY (Do It Yourself)
  • Phụ kiện thú cưng
  • Đồ gia dụng (bát đĩa, bộ dao dĩa, gối,…) 
etsy DIY
etsy DIY

Lưu ý rằng Etsy quy định người bán phải sử dụng hình ảnh thật khi đăng tải sản phẩm và sản phẩm tới tay khách hàng bắt buộc phải giống như hình ảnh minh họa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số mặt hàng bị cấm kinh doanh trên Etsy để tránh các rắc rối không đáng có: 

  • Bạn không được bán lại sản phẩm của người bán khác trên Etsy
  • Rượu, ma túy, thuốc lá và dụng cụ sử dụng ma túy
  • Các loại thuốc kê đơn
  • Hài cốt
  • Một số sản phẩm có nguồn gốc động vật
  • Các mặt hàng nguy hiểm như các mặt hàng bị thu hồi, vật liệu nguy hiểm hoặc vũ khí
  • Các mặt hàng cổ súy bạo lực
  • Các mặt hàng được quản lý quốc tế
  • Các mặt hàng bất hợp pháp hoặc cổ súy hoạt động bất hợp pháp
  • Nội dung người lớn hoặc khiêu dâm
  • Các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác

Cách mở shop trên Etsy

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và có những hình dung cơ bản về sản phẩm bạn dự định kinh doanh, hãy cùng khám phá chi tiết các bước mở cửa hàng trên Etsy nhé! 

Bước 1: Đăng ký tài khoản Etsy

Đầu tiên, bạn cần truy cập trang chủ của Etsy và click vào nút “Tạo tài khoản" ở đầu trang. Bạn có thể tùy chọn tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập thông qua tài khoản Google, Facebook hoặc Apple ID. Bạn sẽ cần nhập các thông tin như tên, địa chỉ và thông tin liên hệ và lựa chọn tên người dùng. Sau đó kiểm tra hòm thư để nhận mail xác minh thông tin từ ‘[email protected]“. 

open an etsy shop

mở shop etsy

 

Sau khi xác minh thông tin theo hướng dẫn trong email, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản, bổ sung thông tin vào phần “Profile” cũng như cập nhật ảnh đại diện. 

etsy là gì 7

Sau khi cập nhật hồ sơ thành công, click vào nút “Profile" trên Etsy và click “Sell on Etssy”. 

etsy là gì 8

Bước 2: Tối ưu gian hàng Etsy

Tối ưu gian hàng Etsy giúp khách hàng có thể dễ dàng trông thấy và tìm kiếm sản phẩm của bạn, cũng như xây dựng ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng tương lai. Bạn có thể tối ưu gian hàng chỉ với vài bước đơn giản: 

  • Sử dụng ảnh bìa (ảnh cover) cho gian hàng với kích thước 3360 x 840 pixels. Đây là kích thước đã được chứng minh là thân thiện với cả giao diện máy tính lẫn điện thoại và có thể hiển thị đầy đủ các thông tin trên ảnh. 
  • Trong mục “Giới thiệu cửa hàng” (About), hãy viết vài dòng về các sản phẩm và dịch vụ độc đáo của bạn và điều gì khiến gian hàng của bạn khác biệt so với những người bán khác. 
  • Sử dụng ký tự đồng nhất với logo và bộ nhận diện thương hiệu của bạn.
  • Sử dụng những từ khóa phổ biến đối với mặt hàng mà bạn kinh doanh. Nếu như bạn kinh doanh mứt (jam), hãy tận dụng những từ khóa như “homemade jam”, “organic jam”, “natural preserve” và “sugar-free jam." Hãy nghiên cứu và sử dụng những từ khóa phổ biến có thể giúp cho sản phẩm của bạn tiếp cận được nhiều người dùng nhất, và tối ưu bằng cách chèn từ khóa trong phần giới thiệu và tiêu đề sản phẩm. 
  • Đính kèm tên, hình ảnh và thông tin cơ bản về một vài thành viên trong cửa hàng của bạn. Điều này giúp làm tăng sự chuyên nghiệp và uy tín của cửa hàng, cũng như tạo ra sự kết nối với các khách hàng tương lai của bạn. 

Bước 3: Viết trang About Us ấn tượng

Mục About Us là cơ hội tuyệt vời để khiến gian hàng của bạn trở nên đặc biệt, do vậy đừng bỏ lỡ mọi cơ hội tận dụng vị trí này. 

Etsy cho phép người dùng sử dụng đến 5,000 kí tự, do đó ở mục này bạn nên giải thích rõ hơn về bạn, mặt hàng bạn kinh doanh và đâu là ưu điểm đặc biệt của chúng. Bạn cũng có thể nhấn mạnh những kiến thức, kinh nghiệm, thành tựu và USP (Unique Selling Point) của bạn. 

etsy là gì 2

Merchize gợi ý một số cách viết mục About ấn tượng như sau: 

  • Hãy sử dụng ngữ điệu thân thiện và dễ tiếp cận để tạo sự tin tưởng của khách hàng
  • Nói về lý do bạn kinh doanh, nghệ thuật kể chuyện (storytelling) luôn là một điểm cộng cực lớn
  • Giới thiệu các đối tác hoặc nhà cung cấp uy tín (nếu có)
  • Nên viết ngắn gọn, súc tích với những câu ngắn và dễ hiểu
  • Chèn đường dẫn đến các trang mạng xã hội hoặc thông tin liên lạc của bạn
  • Chèn đường dẫn tới các bài đánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn từ những người dùng uy tín hoặc đã được xác thực. 

Bước 4: Cài đặt tùy chọn 

Mục Tùy chọn là một yếu tố quan trọng để giúp người dùng hiểu rõ hơn về cửa hàng của bạn và các thông tin mua hàng cần thiết. 

Các thông tin tùy chọn bao gồm ngôn ngữ, cam kết về thời gian bán hàng, đơn vị tiền tệ và quốc gia của người bán hàng. Những thông tin này tác động thế nào đến người mua?

  • Ngôn ngữ cửa hàng: Đây là ngôn ngữ mặc định bạn sử dụng trong trang cá nhân của người bán hàng và trong danh sách sản phẩm. Bạn không thể lựa chọn lại ngôn ngữ nhưng có thể bổ sung thêm các ngôn ngữ khác sau khi đã kích hoạt cửa hàng thành công. 
  • Cam kết về thời gian bán hàng: Bạn bán hàng trên Etsy toàn thời gian hay bán thời gian? Tuy điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành cửa hàng của bạn tuy nhiên Etsy có thể lưu lại và cung cấp thông tin này cho khách hàng khi cần thiết. 
  • Quốc gia bán hàng: Đây là một thông tin quan trọng khi một số quốc gia có những quy định cụ thể về thuế giá trị gia tăng, thuế hải quan hoặc vận chuyển. 
  • Đơn vị tiền tệ: Nếu bạn lựa chọn đơn vị tiền tệ cửa hàng khác với đơn vị tiền tệ của ngân hàng bạn thường dùng (ví dụ như VND và USD), hãy cân nhắc đến phí chuyển đổi tiền tệ. 

Bước 5: Đặt tên cửa hàng

Etsy giới hạn tên cửa hàng trong 20 ký tự, vì vậy hãy lựa chọn 1 cái tên ngắn gọn và nổi bật để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và ghi nhớ nó. 

Một số câu hỏi dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn đặt tên cửa hàng ý nghĩa: 

  • Giá trị cốt lõi bạn muốn đem đến là gì? 
  • Bạn muốn truyền tải thông điệp gì qua tên gọi? 
  • Tên cửa hàng trông sẽ thế nào nếu đưa lên danh tiếp? 
  • Tên cửa hàng có dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm không? 
  • Tên cửa hàng có trùng với từ đồng âm nào mang ý nghĩa tiêu cực không? 

etsy là gì

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra cái tên phù hợp: 

  • Sử dụng một tính từ gợi lên cảm giác mà bạn muốn mang lại cho khách hàng. Ví dụ như nếu bạn mở một cửa hàng xà phòng handmade, bạn có thể cân nhắc tên gọi The Bubble Bar hay The Fragrant Factory. 
  • Chơi chữ hoặc lựa chọn từ ngữ sáng tạo. Ví dụ như “No Way Crochet” cho khách hàng biết rằng sản phẩm của bạn là len móc và bạn là người có tính hài hước cao. 
  • Thử kết hợp các từ ngữ, chẳng hạn như “DIY-topia” 

Bước 6: Xây dựng điều khoản đơn giản

Etsy cho phép người bán hàng tự xây dựng điều kiện, điều khoản bán hàng – đây là một điểm cộng tuy nhiên cũng có thể là con dao hai lưỡi. Hãy đưa ra những quy tắc đơn giản, minh bạch và dễ nhớ thay vì làm khách hàng bối rối và rời bỏ cửa hàng của bạn vì quá nhiều quy định phức tạp. Một số điều khoản cơ bản có thể bao gồm: 

  • Chính sách trả hàng miễn phí trong vòng 30 ngày
  • Hoàn tiền hoặc đổi hàng đối với sản phẩm lỗi trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hàng
  • Không hoàn tiền đối với các sản phẩm đặt theo yêu cầu. 

Tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu! Etsy có template điều khoản dành cho người bán hàng, bạn có thể tận dụng template này và điều chỉnh cho phù hợp với cửa hàng của bạn. 

Bước 7: Đăng sản phẩm lên Etsy

Sau khi đã kích hoạt thành công, click vào mục “Shop manager” và “Add listing”. Hãy đảm bảo rằng mọi hình ảnh sản phẩm đều có độ phân giải cao, rõ nét và thể hiện được chi tiết nhiều góc độ của sản phẩm. Lưu ý rằng một sản phẩm với nhiều hình ảnh và video chi tiết sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm tại cửa hàng của bạn. Ví dụ như đối với sản phẩm quần áo, bạn nên chuẩn bị hình ảnh mặt trước – sau và khi mặc lên người mẫu. 

  • Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về một số quy định khi đăng hình ảnh lên Etsy: 
  • Không sử dụng hình ảnh có sẵn trên mạng
  • Không sử dụng hình ảnh của người bán khác hoặc sản phẩm đã xuất hiện trên Etsy
  • Không sử dụng hình ảnh có các nhân vật hoặc người nổi tiếng
  • Nên tự thiết kế hình ảnh, sử dụng hình ảnh miễn phí và không cần bản quyền. 

bán hàng trên etsy

etsy shop

Một tip hữu ích đó là hãy suy nghĩ về yếu tố gì khiến khách hàng muốn mua sản phẩm đó, và đầu tư vào khâu hình ảnh để giúp sản phẩm hấp dẫn hơn. 

Bước 8: Bổ sung danh mục và thuộc tính phù hợp 

Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm của bạn thông qua các danh mục (category) sản phẩm khác nhau trên Etsy, do đó việc liệt kê sản phẩm của bạn vào danh mục phù hợp là rất quan trọng để sản phẩm dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. 

Thêm vào đó, bạn cũng sẽ thấy rất nhiều danh mục phụ nằm trong các danh mục lớn trên Etsy. Hãy dành thời gian tìm hiểu đâu là danh mục phù hợp nhất với sản phẩm và thương hiệu của bạn. 

Tương tự, các thuộc tính (attribute) như màu sắc, cách sử dụng, dịp,… cũng sẽ giúp mang sản phẩm của bạn đến gần khách hàng tương lai hơn. Ví dụ như chiếc váy đỏ của cửa hàng của bạn sẽ hiện lên đầu kết quả tìm kiếm khi khách hàng lựa chọn danh mục “Quần áo”, tới danh mục phụ “Váy” và lựa chọn chỉ tìm các sản phẩm màu đỏ. 

Bạn có thể thử nghiệm với nhiều danh mục khác nhau trên Etsy để xem danh mục nào phù hợp nhất. Một cách đơn giản để thực hiện điều này là kiểm tra kết quả tìm kiếm theo các danh mục khác nhau mà sản phẩm của bạn có thể phù hợp, sau đó sắp xếp sản phẩm của bạn dựa trên kết quả tìm kiếm gần tương tự nhất. 

Bước 9: Tối ưu các thẻ tag 

Thẻ tag là những cụm từ dưới 20 ký tự dùng để mô tả sản phẩm của bạn. Thẻ tag là một trong những yếu tố quan trọng để kinh doanh thành công trên Etsy bởi nền tảng này sẽ sử dụng chúng để xác định sản phẩm của bạn có liên quan tới sản phẩm mà khách hàng tìm kiếm hay không. 

  • Nắm vững một số quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn chèn các thẻ tag chính xác và hiệu quả: 
  • Sử dụng những từ khóa dài trong tag, ví dụ như “organic fine ground flour" thay vì chỉ là “flour"
  • Cố gắng sử dụng tất cả 13 tag mà Etsy cho phép
  • Nghiên cứu và áp dụng các từ khóa liên quan đến từ khóa chính của bạn trong thẻ tag
  • Chỉ sử dụng 1 ngôn ngữ cho thẻ tag, ví dụ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
  • Chỉ sử dụng những từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn, thay vì cố gắng chèn càng nhiều càng tốt

Bước 10: Viết mô tả sản phẩm hiệu quả 

Mô tả sản phẩm thường được đánh giá là quan trọng ngang với chất lượng hình ảnh khi bán hàng thương mại điện tử. Mô tả sản phẩm nên liệt kê chi tiết thông số, màu sắc, tình trạng, nguyên liệu/thành phần sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và quá trình sản xuất (nếu có). Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn viết mô tả sản phẩm hiệu quả: 

  • Miêu tả chi tiết sản phẩm này dành cho ai và có thể giải quyết vấn đề gì của khách hàng
  • Kích thước, cân nặng và quy cách đóng gói của sản phẩm 
  • Thời gian sản xuất và thời gian giao hàng kể từ ngày đặt
  • Mô tả sản phẩm cần bao gồm các từ khóa trong thẻ tag
  • Hãy sử dụng các từ miêu tả đặc tính sản phẩm như “modern”, natural”, “organic”, “soft”,…. mà khách hàng có thể tìm kiếm 
  • Viết câu và đoạn ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin với tông giọng đồng bộ với tổng thể

Đừng quên tham khảo một số cách tối ưu Etsy SEO hiệu quả do Merchize hướng dẫn nhé! 

Bước 11: Cài đặt hình thức thanh toán 

Theo Baymard Institute, 17% người mua sắm trực tuyến tại Mỹ không có ý định tiếp tục mua sắm khi thủ tục thanh toán quá phức tạp hoặc không có phương thức thanh toán họ mong muốn. Bên cạnh đó, người mua cũng có xu hướng ngần ngại khi thanh toán bằng thẻ đối với các giao dịch trực tuyến, kể cả khi người bán hàng uy tín và đã được xác thực. 

Vì vậy đây chính là lúc bạn nên tận dụng Etsy Payments – cổng thanh toán do Etsy phát triển nhằm hỗ trợ người mua và người bán thanh toán và nhận tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Etsy Payment cho người dùng thanh toán bằng các hình thức như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Etsy Gift cards và Etsy Credit cards, PayPal, Apple Pay, Google Pay. Sau khi khách hàng thanh toán thành công, Etsy sẽ xác minh dòng tiền và chuyển tiền về Etsy Payment. Bạn có thể truy cập vào https://help.etsy.com/ -> Finances -> Payment Account để xem các chỉ số doanh thu của mình: 

  • Current Balance: Tổng doanh thu bạn bán được sau khi đã trừ các khoản phí của etsy.
  • Available for deposit: Số bạn có thể rút về ngân hàng.
  • Amount due for (month): Chi phí bạn phải trả cho Etsy. Đối với Etsy Payment thì chi phí sẽ được cấn trừ trực tiếp vào đơn hàng phải mua nên bạn không cần bận tâm đến việc thanh toán cho Etsy nữa. 

etsy là gì 11

Theo quy định của Etsy, đối với tài khoản mới (hoạt động dưới 90 ngày) sẽ được rút tiền sau mỗi 3 ngày. Đối với tài khoản đã được xác thực (hoạt động trên 90 ngày) thì có thể rút tiền về ngay trong ngày, và sau 24h bạn sẽ nhận được thông báo tiền đã về tới tài khoản ngân hàng Việt Nam. 

Bước 12: Cài đặt thanh toán chi phí Etsy

Bước này có nghĩa là bạn sẽ lựa chọn phương thức thanh toán các chi phí vận hành trên Etsy, bao gồm phí listing sản phẩm, phí giao dịch, phí quảng cáo,…

Tùy thuộc vào quốc gia mà bạn có thể lựa chọn những hình thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên bạn cần có thẻ Visa, Mastercard, American Express, hoặc Discover. Người bán hàng tại Pháp có thể sử dụng Carte Bleue (hệ thống thẻ ghi nợ nội địa Pháp), trong khi người bán hàng tại Áo, Đức hoặc Hà Lan không cần phải lưu lại thông tin thẻ tín dụng để đăng ký bán hàng trên Etsy. 

Nếu như bạn được yêu cầu nhập thông tin thẻ tín dụng vào tài khoản Etsy, bạn sẽ phải thanh toán một khoản phí nhỏ để xác thực thẻ, tuy nhiên khoản phí này sẽ nhanh chóng được hoàn lại (trong vòng vài ngày) sau khi thẻ đã được xác thực. 

Bước 13: Mở cửa hàng 

Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn, bạn có thể click vào nút “Open your shop” và sẵn sàng chào đón những lượt sale đầu tiên! Bạn sẽ nhận được một đường dẫn đến gian hàng của bạn với cú pháp https://www.etsy.com/shop/têncửahàng hoặc https://têncửahàng.etsy.com 

Giờ đây, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu thật nhiều sản phẩm và tạo mockup ấn tượng để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Và đừng quên khám phá 4 công cụ giúp bạn tự động hóa quy trình bán Print on demand dễ dàng nhé! 

Các câu hỏi thường gặp về bán hàng trên Etsy

Tôi có thể bán các sản phẩm Etsy trên nền tảng khác được không? Các trang thương mại điện tử tương tự Etsy là gì? 

Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh một (vài) sản phẩm trên nhiều nền tảng. Nếu như bạn kinh doanh print on demand hoặc dropshipping, bạn có thể bắt tay với một nhà cung cấp hỗ trợ phần mềm quản lý sản phẩm đa nền tảng như Merchize. Với danh mục ấn tượng lên tới  400 sản phẩm print on demand chất lượng, đa dạng từ quần áo, phụ kiện đến đồ trang trí, khẩu trang,… base cost cạnh tranh, thời gian sản xuất & shipping ổn định, các nhà bán hàng có thể connect với dịch vụ fulfillment của Merchize và bán trên Etsy, Shopify, Amazon, eBay, WooCommerce,…

Người bán có thể bán các sản phẩm khác ngoài đồ handmade trên Etsy không? 

Ngoài các sản phẩm handmade, bạn có thể đăng bán các sản phẩm vintage (có tuổi đời trên 20 năm), các sản phẩm nghệ thuật, trang sức, sản phẩm thủ công từ giấy, mỹ phẩm handmade, các đồ dùng cá nhân, quần áo, thậm chí là các sản phẩm digital như thiết kế tranh vẽ, poster, sticker, thiệp, lịch, sổ,… 

Bán hàng trên Etsy có an toàn không? 

Về cơ bản, Etsy là nền tảng an toàn nhất cho cả người mua và người bán. “Gã khổng lồ” thương mại điện tử này áp dụng những quy trình và quy định để đảm bảo rằng không bất cứ phía nào trở thành nạn nhân của gian lận hoặc lừa đảo trong kinh doanh. Tất nhiên bạn luôn cần thận trọng khi mua sắm và kinh doanh trực tuyến, nhưng Etsy là một trong những lựa chọn an toàn và uy tín. 

Các chi phí bán hàng trên Etsy là gì? 

Một số chi phí bắt buộc khi bán hàng trên Etsy bao gồm 

  • Phí listing $0.20/sản phẩm và chi phí này sẽ không được hoàn lại kể cả khi bạn không bán được sản phẩm này. 
  • Phí giao dịch: Etsy áp dụng mức phí 6.5% tổng giá trị đơn hàng, bao gồm giá sản phẩm, phí đóng gói và giao hàng. Chi phí này được khấu trừ trực tiếp từ tài khoản Etsy của người bán đối với mỗi đơn hàng người mua đã thanh toán. 
  • Phí xử lý đơn hàng: Mỗi giao dịch thực hiện qua cổng thanh toán Etsy Payment sẽ bị áp dụng khoản phí 3% + $0.25

Ngoài ra còn một số khoản phí không bắt buộc khác như phí dán nhãn, phí quảng cáo, …

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Etsy là gì” cũng như cung cấp đến bạn đọc các thông tin hữu ích về nền tảng thương mại điện tử này. Đừng quên đăng ký tài khoản Merchize ngay hôm nay để để bắt đầu công việc kinh doanh thuận lợi trên Etsy nhé!   

Ally is a content specialist at Merchize covering ecommerce tutorials, selling guides and marketing tips. With an impressive background in international corporations and extensive experience spanning multi industries, Ally has chosen Merchize to broaden her knowledge in eCommerce, Print on Demand and Dropshipping. After work hours, she loves practicing yoga, traveling and discovering new coffee shops.