190304-stores-closing-1

Bán lẻ Online đạt đỉnh mới, bán lẻ truyền thống Mỹ lại tụt dốc không phanh đáng báo động

Số liệu thống kê Black Friday, Cyber Monday 2019 ở Mỹ lại một lần nữa cho thấy có 1 sự dịch chuyển đáng kể từ bán lẻ truyền thống (brick -and-mortar) sang mua sắm trực tuyến.

Black Fiday 2019 doanh thu online đạt $7.4 tỷ USD tăng 19.6% so với năm 2018. Trên phạm vi toàn cầu, con số này lên tới 40 tỷ USD, tăng 24%. Trong khi đó Cyber Monday vẫn là ngày mua sắm online lớn nhất ở Mỹ với $9.4 tỷ USD. Theo Reuters, lượng khách mua trong những cửa hàng truyền thống như:  Macy’s, Kohl’s,… giảm hơn 25% trong khi đó các Store Online/Ecommerce tăng từ 20 – 65%.

Sau Black Friday 2 ngày, Cyber Monday đạt doanh thu 9,4 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử - Ảnh 1.

Ngược lại thời kỳ ngành bán lẻ truyền thống ở Mỹ còn chưa chịu nhiều ảnh hưởng bởi TMĐT, mọi năm Black Friday, nhiều người Mỹ đã tập trung tại các cửa hàng từ tối thứ Năm và chỉ chờ mở bán các mặt hàng khuyến mại Black Friday là họ ùa vào mua sắm. Những cảnh tượng nô nấp người xếp hàng, chen chúc nhau, xô đẩy, giành giật từng món hàng … được ghi lại cho thấy sức mua mỗi dịp Black Friday khủng khiếp thế nào ở các cửa hàng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây những cảnh tượng đó đã không còn nhiều.

Kể từ 2017, Khi TMĐT & các store online nở rộ, lần lượt nhiều store ở Mỹ phải đóng cửa, thậm chí là những ông lớn & lâu đời như Sears từng là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới phải cắt giảm hàng loạt các cửa hàng vật lý & đi đến phá sản. Nhiều tên tuổi lớn cũng gặp khủng hoảng & rơi vào hoàn cảnh tương tự như Wet Seal, American Apparel, Kmart hay Barneys, Ninewest, Claire, Toys R Us, Brookstone, hay Tập đoàn thời trang Arcadia Group (chủ sở hữu Topshop)… “Làn sóng" đóng cửa vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, năm 2019, nhiều hệ thống bán lẻ ở Mỹ nộp đơn xin phá sản. Đặc biệt trong số đó phải kể đến Forever21, có tuổi đời gần bốn thập niên với sự bùng nổ & phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, F21 đã lần lượt mở những cửa hàng khổng lồ với hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh, với các đối thủ gồm Zara, H&M và Amazon.com., thế nhưng F21 đã không bắt kịp với xu hướng khi người dùng dần chuyển sang mua hàng trực tuyến dẫn đến lượng khách tới các trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ giảm đáng kể kéo theo gánh nặng về chi phí mặt bằng, nhân viên.

Số liệu từ hãng tư vấn bán lẻ và công nghệ Mỹ Coresight Research cho thấy, từ đầu năm đến nay, các hãng bán lẻ Mỹ đã phải đóng cửa khoảng 8.200 cửa hàng, nhiều hơn 2.600 cơ sở so số lượng của năm 2018. Số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống bị đóng cửa có thể lên tới 12.000 cơ sở vào cuối năm 2019.

Image result for Forever 21 Bankruptcy

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngày càng nhiều người mua hàng trên mạng thay vì đến tận cửa hàng mua như cách truyền thống.

Cụ thể, người Mỹ giờ đây đang mua các trải nghiệm nhiều hơn là mua đồ. Xu hướng này đã gây ra thiệt hại nặng với các chuỗi bán lẻ.

Ngành bán lẻ Mỹ từng là một trong những niềm tự hào của nền kinh tế số 1 thế giới. Trong số 10 công ty bán lẻ lớn nhất toàn cầu, có 5 hãng đến từ Mỹ và 5 doanh nghiệp từ châu Âu theo xếp hạng năm 2015 của Global Powers of Retailing. Nhưng giờ đây, từ những siêu thị vùng nông thôn cho tới trung tâm thương mại lớn tại New York, các điểm bán lẻ truyền thống trên khắp nước Mỹ đang trải qua những năm tồi tệ mà được nhiều nhà phân tích gọi là “tận thế của các cửa hàng bán lẻ truyền thống”. Nhiều chuyên gia dự đoán mảng kinh doanh đáng tự hào này của người Mỹ sẽ còn chịu tác động sâu sắc hơn đến từng ngõ ngách khi thương mại điện tử trở nên phổ biến và hoàn thiện hơn.

Không chỉ riêng ở Mỹ, Anh cũng đang chứng kiến làn sóng thương mại điện tử lên ngôi, theo đó hàng loạt các thương hiệu lâu đời tuyên bố phá sản: Mothercare, Bonmarche, Jack Wills, Karen Millen, Carpetright,…

Mục tiêu tồn tại của các cửa hàng hiện đã thay đổi. Trước đây, các cửa hàng chính là nơi lưu trữ hàng hóa, nơi khách hàng lui tới khi muốn mua bất cứ thứ gì. Cục diện bây giờ đã thay đổi: bán hàng trực tuyến phát triển giúp người tiêu dùng có thể mua tất cả mọi thứ, tại bất cứ thời điểm nào, bất kể họ ở nơi đâu. Như các ông trùm bán lẻ Walmart, Target, Costco và Best Buy giờ cũng đã đẩy mạnh mảng bán hàng online, nâng cấp dịch vụ giao hàng tại nhà và giao tại cửa hàng để thu hút khách.

Bên cạnh đó, các dịch vụ BOPIS – Buy online pick-up in store (mua sắm trực tuyến, nhần đồ tại cửa hàng) đã tăng trưởng 41% trong năm nay. Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự tiện lợi và muốn tiết kiệm thời gian tối đa nhất có thể.

Tương lai của các cửa hàng giờ đây lại phụ thuộc vào việc các nhà bán lẻ muốn tận dụng chúng để làm gì kết hợp với store online. ,Ngoài công năng truyền thống là lưu trữ và bán sản phẩm, các cửa hàng giờ đây gánh vác nhiều trọng trách hơn: là nơi kích thích doanh số bán hàng online, là địa điểm để khách mua hàng online tới nhận hay trả sản phẩm, hoặc trở thành kho hàng để hỗ trợ cho kênh bán hành trực tuyến cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nhiều cửa hàng truyền thống sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc theo chân khách hàng lên thế giới mạng, mở dịch vụ bán hàng trực tuyến của riêng mình.

Nhắc đến bán lẻ online thì tuyệt đối không thể không nhắc đến Print on demand – xu hướng kinh doanh online bùng nổ trong thời gian qua. Tìm hiểu thêm về xu hướng này tại đây.

Cơ hội để kinh doanh cross-border?

KH giờ đây ít còn quan tâm vào việc mua trực tiếp tại cửa hàng, mà ngày càng có xu hướng chuyển sang hình thức mua sắm online – người tiêu dùng bất cứ đâu, thời gian nào cũng có thể mua sắm với nhiều hình thức thanh toán trực tuyến, đồng thời chọn lựa phương thức phục vụ và giao hàng tiện ích phù hợp, thuận tiện hơn. Cùng với đó là sự gia tăng của xu hướng dùng mạng xã hội đã và đang tạo cơ hội cho thị trường bán lẻ online.

Tiềm năng này đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh doanh xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, bất kỳ ai đều có thể bắt đầu với nhiều mô hình kinh doanh online như: marketplace, print on demand, dropship,…

TMĐT xuyên biên giới hứa hẹn tiếp tục bùng nổ không ngừng trong nhiều năm tới. Đây là cuộc chơi mà cơ hội gần như được chia sẻ công bằng bởi sự phát triển của internet và mạng lưới vận chuyển toàn cầu đã dần xóa bỏ những ranh giới về địa lý.

— Bài viết được tổng hợp & biên tập bởi Merchize —

Empower our community with the knowledge to succeed in the competitive online marketplace.