Contents
Tháng 6 được quy ước là Pride Month – Tháng Tự hào LGBT, là thời điểm mà cộng đồng LGBT trên khắp thế giới cùng tôn vinh sự tự do khi được làm chính mình. Các sự kiện Tự hào tôn vinh tất cả những người có những nhận định bản dạng giới khác nhau, đồng thời cũng nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT cho xã hội.
1. Pride Month Và Những Điều Cần Biết
- Pride Month không chỉ dành cho LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender), mà đã được mở rộng ra thành LGBTQ hay LGBTQ+ để bao gồm cả những xu hướng tình dục khác như Liên giới (Intersex) hay Vô tính (Asexual).
- Số lượng người thuộc cộng đồng LGBT chiếm 7.1% tổng dân số nước Mỹ. Ở các thế hệ trẻ (Gen Z và Gen Y) số lượng người thuộc cộng đồng LGBT chiếm phần lớn hơn (20.8% và 10.5%).
- Theo số liệu thống kế của Statista, lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa “Pride month” cao nhất là ở Mỹ với 108.700 lượt, theo sau là Anh và Canada (15.700 và 11.300 lượt).
- Theo số liệu của Google Trend, Pride Flag là item có lượt tìm kiếm nhiều nhất ở Mỹ trong suốt tháng 6/2021.
- Theo báo cáo của Gallup (2021), thị trường LGBTQ+ có sức mua lên đến 917 tỷ USD và mức chi tiêu trung bình của các hộ gia đình đồng tình nam rơi vào khoảng hơn $2000, cao hơn hẳn so với các hộ gia đình dị tính khác.
2. Đối Tượng Tiềm Năng
- Bên cạnh những đối tượng quen thuộc như Gay, Lesbian, Bisexual hay Transgender; anh em có thể khai thác sâu hơn các đối tượng khác của cộng đồng như Intersex, Asexual, Queer hay Non-binary.
- Ally (Đồng mình): Những người ủng hộ, tôn trọng và đồng hành cùng cộng đồng LGBT.
- Gia đình có người thân, con cái thuộc cộng đồng LGBT muốn khích lệ, động viên người thân làm chính mình.
3. Design “hút khách”
Rainbow Flag là không cố định
Nhắc đến biểu tượng của cộng đồng LGBT, mọi người thường nhớ đến Pride Flag với 6 màu sắc quen thuộc. Tuy nhiên, Rainbow Flag của cộng đồng LGBT không chỉ dừng lại ở 6 màu của Pride Flag mà còn mở rộng sang 20 loại cờ khác nữa. Mỗi loại cờ đều có ý nghĩa riêng và phù hợp với từng niche nhỏ hơn khác nhau. Ví dụ Bisexual Flag sẽ có 3 màu là hồng (tượng trưng cho đồng tính luyến), màu xanh (tượng trưng cho dị tính luyến) và màu tím (tượng trưng cho việc bị thu hút bởi cả 2 giới).
Anh em có thể tham khảo thêm màu sắc và ý nghĩa của từng loại cơ tại đây để có thêm ý tưởng lên camp, hút sale cho Tháng 6 sắp tới.
Những biểu tượng “đắt hàng”
Bên cạnh Rainbow Flag, anh em có thể tham khảo những biểu tượng đặc trưng sau của cộng đồng LGBT để lên camp:
- Hoa cẩm chướng xanh: là biểu tượng đầu tiên của cộng đồng những người đồng tính, là biểu trưng của sự kiêu hãnh với triết lý thẩm mỹ “vẻ đẹp vì lợi ích của chính mình”.
- Hình tam giác ngược màu hồng: Xuất hiện từ thời Đức Quốc Xã, hình ảnh tam giác ngược màu hồng được sử dụng để phân biệt những tù nhân đồng tính và thường bị phân biệt đối xử. Sau này, mọi người sử dụng hình ảnh này như một biểu tượng của sự tự hào, kiên xường và để nhắc nhở về những đầu tranh của cộng đồng LGBTQ. Ngoài ra còn có các biến thể màu đen và cầu vồng được sử dụng cho biểu tượng này.
- Labrys: Hình ảnh cái rìu là biểu chưng cho nữ quyền nói chung và niềm tự hào đồng tính nữ nói riêng. Anh em có thể lồng ghép biểu tượng này cùng với cờ tự hào của người đồng tính nữ hoặc kết hợp cùng với các biểu tượng sao Kim lồng vào nhau (đại diện cho những người phụ nữ yêu phụ nữ).
- Lambda: Là biểu thị của cam kết giữa nam giới và nữ giới để đạt được và bảo vệ quyền con người của họ với tư cách là người đồng tính. Biểu tượng được những người vận động cho quyền LGBT sử dụng để thể hiện rằng họ ủng hộ bình đẳng của cộng đồng những người đồng tính.
Niche kết hợp để tăng AOV
- Book: Theo nghiên cứu của Nielsen, tiệm sách là địa điểm mua sắm ưa thích nhất của những người thuộc cộng đồng LGBT (72%). Chính vì vậy anh em có thể lên những design về sách, kết hợp với biểu tượng đặc trưng của cộng đồng LGBT để thu hút ánh nhìn của khách hàng từ lần đầu tiên.
- Pet: Một idea tiềm năng khác để anh em kết hợp đó là những chú chó, mèo và các vật nuôi trong nhà khác.
- Family: Sự ủng hộ của những người thân trong gia đình sẽ là động lực lớn nhất của những người thuộc cộng đồng LGBT.
- Kids: trẻ em thuộc cộng đồng LGBT nhận được nhiều sự quan tâm của Ally về việc được tôn trọng, bảo vệ khi dũng cảm và tự tin thể hiện con người thật, giới tính thật của bản thân.
Một lưu ý nhỏ khi lên design cho cộng đồng LGBT là tránh những từ ngữ mang ý nghĩa bài xích và xúc phạm. Anh em tham khảo tại GLAAD Media Reference Guide – Terms to Avoid (https://www.glaad.org/reference/offensive) trước khi lên thiết kế nhé.
4. Top 10 sản phẩm bán là ra sale
Dựa trên số liệu nội bộ của Merchize thì dưới đây là list sản phẩm tiềm năng sẽ bùng nổ sale vào tháng 6 năm nay:
- Flag
- Classic Unisex T-shirt
- AOP T-shirt
- Hawaiian Shirt
- Polo Shirt
- Baseball Jersey Shirt
- Decal
- Sticker
- Poster
- Pet Accessorise: Pet Tank Top, Pet Bandana
Pride Month không chỉ dừng lại ở tháng 6 mà còn kéo dài đến tháng 10 nên anh em note lại thêm một vài sự kiện lớn của LGBT để không bỏ qua cơ hội vít sale nhé!
Fun facts về Pride Month và 21 lá cờ tự hào
Hình ảnh lá cờ cầu vồng đại diện cho cộng đồng LGBTQ đã được rất nhiều người sử dụng trong những năm gần đây, tuy nhiên đó chỉ là một trong rất nhiều phiên bản cờ của cộng đồng này. Các giới tính khác nhau có những lá cờ riêng để đại diện cho nhóm của họ. Cùng Merchize tìm hiểu những nét độc đáo của 21 lá cờ đầy tự hào trong cộng đồng LGBTQ nhé!
- Gilbert Baker Pride Flag – Lá cờ đầu tiên của cộng đồng LGBT
- 1978-1999 Pride Flag – Phiên bản này đã bỏ bớt màu hồng
- Rainbow Pride Flag – Tượng trưng cho cộng đồng chung LGBTQ
- Philadelphia’s People of Color Inclusive Flag – Giống như Rainbow pride flag nhưng lá cờ này có thêm 2 màu đen và nâu đại diện cho những người da đen và da nâu trong cộng đồng LGBTQ.
- Queer People of Color Flag – Lá cờ được thêm hình tròn màu đen và cái nắm tay thể hiện sự đoàn kết của phong trào BLM, sự giao thoa của cộng đồng LGBTQ và người da đen.
- “Progress" Pride Flag – Màu cờ tự hào của người chuyển giới. Nó kết hợp các màu sắc và sọc từ phiên bản cờ Pride của Philly và màu sắc của cờ Pride chuyển giới.
- Bisexual Flag – Lá cờ chỉ gồm 3 màu (pink, royal blue, purple) biểu tượng để những người bisexual cảm thấy được kết nối với nhau.
- Pansexual Flag – Pansexual một từ được sử dụng để mô tả những người cảm thấy bị thu hút bởi những người khác thuộc bất kỳ giới tính nào. Lá cờ của họ có 3 màu gồm: Hồng, vàng và xanh nhạt.
- Polysexual Flag – Không giống như một người lưỡng tính, một người xác định là polysexual (đa tính) bị thu hút bởi nhiều đối tượng thuộc giới Nam, Nữ, chuyển giới hay không, có theo chuẩn về giới hay không. 3 màu hồng, xanh lá và xanh dương là đại diện cho lá cờ của họ.
- Asexual Flag – Asexual những người không cảm thấy ham muốn tình dục đối với bất kỳ nhóm người nào. Vô tính không giống như độc thân (tức là sự lựa chọn để kiêng hôn nhân và quan hệ tình dục). Các màu đen, xám, trắng, tím là đại diện cho sự đặc trưng này.
- Demisexual Flag – Đại diện người song tính luyến ái chỉ cảm thấy bị thu hút về mặt tình dục với một ai đó khi họ có mối quan hệ tình cảm với người đó. Màu cờ tương tự như cờ của Asexual Flag nhưng lại có cấu hình riêng, độc đáo hơn.
- Lesbian Flag – Lá cờ dành cho Lesbian từ những năm 2010 có một dấu hôn màu đỏ ở góc trên cùng bên trái. Đến nay thì đã chuyển thành Orange – Pink Flag. Lá cờ nhiều màu sắc với chủ yếu là tone cam, hồng.
- Intersex Flag – Intersex là một thuật ngữ chung để chỉ những người có cơ thể không phù hợp với giới tính nam và nữ. Một số người có thể có cả hai bộ phận sinh dục, nhiều tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau hoặc nhiều khác biệt. Thiết kế cờ độc đáo chỉ có 1 màu vàng và hình tròn màu tím.
- Transgender Flag – Lá cờ này được tạo ra bởi một người phụ nữ chuyển giới Monica Helms vào năm 1999. Thiết kế gồm trắng, xanh và hồng.
- Genderqueer Flag – Lá cờ được tạo ra bởi Marilyn Roxie vào năm 2011 đạ điện cho nhóm thiểu số về tính dục và giới. Genderfluid Flag – Genderfluid là những người có giới tính linh hoạt thường không xác định theo một giới tính cụ thể. Giới tính của họ thường chuyển đổi giữa nam, nữ hoặc các giới tính khác trên phổ giới tính. Màu sắc cờ gồm tím, trắng và xanh lá.
- Agender Flag – Theo Từ điển Oxford, agender một người không xác định được bất kỳ giới tính nào. Gồm 3 màu đen trắng, xám, xanh được lặp lại.
- Aromantic Flag – Aromantic là một người có ít hoặc không có sự thu hút nào đối với người khác. Có 3 màu sắc được đại diện cho nhóm này là xanh lá, trắng, đen, xám.
- Non-Binary Flag – Tương tự như Genderqueer hay Genderfluid, Non-Binary là những người không thuộc hệ giới tính nào. Lá cờ có 4 màu gồm vàng, trắng, tím, đen.
- Polyamory Flag – Những người Polyamory có nhiều mối quan hệ khác nhau, vì vậy số pi là biểu tượng hoàn hảo cho lá cờ của họ. Lá cờ của họ thật sự nổi bật với màu xanh dương, đỏ, đen cùng 1 số pi màu vàng.
- Straight Ally Flag – Sự kết hợp giữa sọc đen trắng và cầu vồng thể hiện sự ủng hộ, kết nối của các nhóm giới tính trong cộng đồng LGBTQ+.
- Genderfluid Flag – Là những người cảm thấy mình không thuộc về phổ nhị nguyên giới tính chỉ đơn thuần nam-nữ như xã hội đã đề ra. Lá cờ được tạo ra năm 2012 gồm màu hồng, trắng, tím, đen, xanh lam.