Contents
Amazon là website thương mại điện tử hàng đầu thế giới giúp seller tiếp cận tới hàng triệu người mua sắm mỗi ngày. Bạn đang muốn bán hàng Print On Demand (POD) trên Amazon nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bán hàng POD trên Amazon có khó không? Cần chuẩn bị những gì để bán hàng POD trên Amazon thành công? Cùng Merchize tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
I. Tìm hiểu về Amazon và Print On Demand
Amazon là gì?
Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Công ty này được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Google, Apple và Facebook.
Có thể nói, Amazon là một trung tâm thương mại trực tuyến nơi mà bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm khác nhau từ quần áo, đồ dùng gia đình, máy tính, đĩa CD, đồ chơi, đồ làm vườn cho đến trang sức, mỹ phẩm,… Bạn gần như có thể mua tất cả mọi thứ trên Amazon.
Nhiều người kinh doanh nhận định Amazon là một mảnh đất màu mỡ để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nếu chăm chỉ đầu tư thời gian và công sức cho cửa hàng trực tuyến của mình là bạn đã có thể “dắt túi” khoản doanh thu ổn định mà không phải tốn những chi phí như tiền thuê mặt bằng, kho chứa hàng, thuê nhân viên,…
Tìm hiểu chi tiết các bước để tự tạo cho mình một tài khoản bán hàng trên Amazon.
Các hình thức kiếm tiền trên Amazon
Merch by Amazon
Merch by Amazon gọi tắt là Merch. Khi tham gia Merch, bạn chỉ cần đăng mẫu thiết kế, chọn màu áo và quyết định giá bán. Amazon sẽ đảm nhiệm khâu sản xuất, đóng gói và vận chuyển áo. Merch không tính phí đăng ký tài khoản cũng như phí dịch vụ hàng tháng. Với mỗi sản phẩm bán ra, bạn sẽ nhận được tiền bản quyền cho thiết kế của mình. Xem chi tiết cách tính tiền bản quyền tại đây.
Amazon Affiliate
Amazon Affiliate là chương trình tiếp thị trực tuyến của Amazon có tên gọi chính thức là Amazon Associate. Với chương trình này bạn có thể tham gia tiếp thị, quảng bá các sản phẩm trên Amazon và nhận được hoa hồng dao động từ 4%-15% cho mỗi đơn hàng bạn tiếp thị thành công. Nguyên tắc tính hoa hồng của Amazon là bạn bán càng nhiều mặt hàng thì tỷ lệ hoa hồng bạn nhận được sẽ càng cao.
FBA - Fulfillment by Amazon
FBA là hình thức seller sử dụng dịch vụ fulfillment của Amazon. Cụ thể là seller thực hiện việc đăng bán sản phẩm, đồng thời gửi hàng sang kho của Amazon. Khi có đơn, Amazon sẽ đóng gói, giao hàng và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, seller sẽ phải trả cho Amazon khá nhiều loại phí như lưu kho, phí vận chuyển, phí đổi trả hàng,… Xem chi tiết cách tính chi phí sử dụng dịch vụ FBA tại đây : https://services.amazon.vn/fulfillment-by-amazon/pricing.html.
FBM - Fulfillment by Merchant
FBM là hình thức seller tự xử lý quá trình fulfillment từ A – Z, hoặc thuê bên thứ 3 thực hiện quá trình fulfillment (mà không phải là Amazon).
Có 2 hình thức FBM:
1/ Kiểu truyền thống: seller trữ hàng ở kho của mình, tự xử lý quá trình fulfillment.
2/ Dropshipping: Người bán không có hàng trong kho. Khi có đơn hàng, người bán sử dụng dịch vụ fulfillment của bên thứ 3, không phải Amazon.
- Sản phẩm có sẵn: Khi có đơn hàng, bên đảm trách dịch vụ fulfillment sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng.
- Sản phẩm Print On Demand: Khi có đơn hàng, bên đảm trách dịch vụ fulfillment sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng.
Print on Demand (POD) là gì?
Print On Demand là in ấn theo yêu cầu. Bạn là người bán hàng. Bạn đăng bán các sản phẩm theo thiết kế bạn tạo ra và đăng bán sản phẩm đó. Khi có đơn hàng, bên dịch vụ fulfillment sẽ đảm trách việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Kinh doanh POD đơn giản, ít rủi ro và không cần phải có sẵn hàng trong kho, chỉ cần rất ít vốn để bắt đầu nhưng mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Các lợi ích hấp dẫn khi bán hàng Print On Demand trên Amazon
Amazon.com là trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới với 2.1 tỷ lượt truy cập/tháng. 47% người mua hàng trực tuyến bắt đầu trên Amazon trước khi tìm kiếm bất cứ nơi nào khác (Statista, 2020).
Doanh số thương mại điện tử toàn cầu của Amazon sẽ đạt 416,48 tỷ đô la vào năm 2020, tức dẫn đầu các trang thương mại điện tử khác với thị phần chiếm 38,7%.
Vì thế, có nhiều lợi ích không thể bỏ lỡ khi bán pod trên amazon:
- Có sẵn lượng khách hàng khổng lồ từ mọi nơi trên thế giới: Amazon là một trong những marketplace lớn nhất với hơn 244 triệu người đăng ký tài khoản. 89% người mua đồng ý rằng họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm từ Amazon hơn các trang thương mại điện tử khác (Feedvisor, 2019).
- Tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng: Amazon đã thành công trong việc tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến cực dễ dàng và an toàn cho khách hàng. Nhiều khách hàng của Amazon tại Mỹ sẵn sàng trả 99 đô la một năm để tham gia dịch vụ Amazon Prime. Số lượng thành viên Amazon Prime hiện tại đã hơn 100 triệu, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng.
- Nâng cao uy tín cho thương hiệu của bạn: Khách hàng đều có chung tâm lý: Các mặt hàng trên Amazon đều là hàng chất lượng. Bởi vì sản phẩm muốn đưa được lên Amazon đều phải trải qua những bước kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thế nên, doanh nghiệp khi đưa sản phẩm của mình lên Amazon đồng nghĩa với việc vị thế thương hiệu được khẳng định. Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng cũng cao hơn.
- Nhiều cơ hội mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh: Amazon sở hữu 18 website trên các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật, Ấn Độ,… Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon đã có mặt ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cứ 3 người Mỹ thì sẽ có 1 người thường xuyên mua hàng trên Amazon. Kinh doanh trên Amazon, doanh nghiệp không chỉ đang mở rộng thị trường ở Hoa Kỳ mà còn trên toàn thế giới.
Làm thế nào để bán hàng Print On Demand trên Amazon thành công?
Lựa chọn các đơn vị Print On Demand Fulfillment uy tín
Bán hàng Print On Demand trên Amazon, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và vận chuyển hàng vì bạn đã “giao phó” cho đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment. Vì thế việc chọn sử dụng dịch vụ của đơn vị POD fulfillment nào là vô cùng quan trọng. Trước khi lựa chọn một hoặc nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment, bạn nên quan tâm tìm hiểu các vấn đề như: chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất, thời gian ship hàng, các loại phí (subscription fee, transaction fee,…)
Tìm hiểu sản phẩm Print On Demand và thị trường ngách (niche) phù hợp với bạn
Có 12 triệu mặt hàng được bày bán trên Amazon. Con số khổng lồ đó khiến không ít các doanh nghiệp nghĩ rằng bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể kinh doanh thành công trên Amazon. Nhưng thực tế, việc chọn sản phẩm Print On Demand bán trên Amazon không đơn giản là thích gì bán đó, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra sản phẩm Print On Demand và thị trường ngách phù hợp với bạn.
Lựa chọn sản phẩm Print On Demand thích hợp để bán trên Amazon
Merchize xin gợi ý các tips giúp bạn tìm ra sản phẩm Print On Demand bạn muốn bán:
- Để tham khảo sản phẩm bán chạy theo từng ngành hàng bạn có thể truy cập link https://www.amazon.com/Best-Sellers/zgbs. Tại link này, Amazon không cho bạn biết doanh số thực tế nhưng qua đó bạn cũng có thể nắm được thị hiếu mua hàng của người tiêu dùng ở hiện tại là gì.
- Bạn có thể dự đoán các sản phẩm tiềm năng, bán chạy trong thời gian tới trên Amazon bằng cách xem bảng xếp hạng Best Seller Rank (BSR).
- Hoặc bạn có thể search từ khóa “Amazon best seller” trên thanh công cụ tìm kiếm của website Amazon -> Chọn New releases, ngay lập tức các sản phẩm mới lên kệ bán chạy nhất sẽ được hiển thị.
Tìm hiểu về thị trường ngách (niche) khi bán hàng Print On Demand trên Amazon
Thị trường ngách là thị trường mà trong đó sản phẩm được thiết kế ra để đáp ứng các nhu cầu rất cụ thể của một nhóm nhỏ các đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thông thường, thị trường ngách có thể được xác định theo hai hướng:
- Tập trung vào sản phẩm: Phone Case, T-shirts, Hoodie,…
- Tập trung theo chủ đề: Pets, hiking,…
Lựa chọn tập trung vào một thị trường ngách là một chiến lược kinh doanh mang lại nhiều lợi ích vì:
- Giảm mức độ cạnh tranh, tránh “chạm trán” với những đối thủ quá mạnh.
- Tập trung vào một nhóm khách hàng riêng biệt nên có nhiều thời gian nghiên cứu sâu về hành vi, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp và đánh trúng tâm lý khách hàng.
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và biến họ thành khách hàng trung thành.
Tối ưu vị trí trên trang kết quả tìm kiếm tại Amazon
Hệ thống của Amazon dựa vào 02 cách cơ bản để xếp hạng top các sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm (SERP):
- Dựa vào SEO: tiêu đề sản phẩm, mô tả sản phẩm,…
- Dựa vào tỷ lệ chuyển đổi: đánh giá của khách hàng, giá sản phẩm, hình ảnh sản phẩm,…
Vậy tối ưu SEO, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi là cách để listing của bạn có thể đạt được vị trí cao hơn, lâu dài hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Amazon. Vòng tròn sẽ lặp lại khi bạn được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm thì cơ hội để khách hàng nhìn thấy listing của bạn, click vào và mua hàng sẽ cao hơn.
Tối ưu SEO
Lựa chọn từ khoá: Bước đầu tiên của bạn trong việc tối ưu hóa từ khóa là xác định từ khóa. Một số công cụ và kỹ thuật để nghiên cứu từ khoá:
- Amazon Autocomplete: Khi bạn nhập một từ khóa vào hộp tìm kiếm của Amazon, tính năng tự động điền sẽ gợi ý các cụm từ tìm kiếm mà khách hàng của Amazon thường sử dụng.
- Danh sách của đối thủ cạnh tranh: Phân tích danh sách của đối thủ cạnh tranh để tìm một loạt các từ khóa có liên quan. Để thực hiện việc này, hãy nhập một trong những từ khóa chính cho sản phẩm của bạn vào tìm kiếm trên Amazon và phân tích các sản phẩm hàng đầu trong kết quả tìm kiếm.
- Phản hồi khách hàng: Hãy xem kỹ các đánh giá của người mua hàng về sản phẩm của bạn và các sản phẩm tương tự. Bạn sẽ khám phá các từ khoá chính xác mà người mua sử dụng để mô tả sản phẩm của mình.
- Sonar – Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Amazon: Sonar của Sellics là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí được thiết kế dành riêng cho Amazon. Sonar chứa một cơ sở dữ liệu gồm hàng triệu truy vấn tìm kiếm thực của Amazon. Nhập bất kỳ thứ gì để tìm danh sách các từ khóa phù hợp, sau đó tải xuống và sử dụng chúng cho Amazon SEO của riêng bạn.
Tối ưu từ khoá:
- Tối ưu tiêu đề sản phẩm: Amazon hỗ trợ người bán tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho sản phẩm của mình bằng cách đưa ra những đề xuất, gợi ý cho người bán về cách đặt tiêu đề phù hợp cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Amazon đề xuất đặt tiêu đề sản phẩm theo cấu trúc: Thương hiệu + loại sản phẩm + số lượng + màu sắc + dòng sản phẩm + kích thước + model number, để người dùng có thể chọn đúng loại sản phẩm mình cần mua dễ dàng hơn.
- Tối ưu mô tả dạng list: Tối đa 200 byte (tương đương với khoảng 200 ký tự) cho mỗi dấu gạch đầu dòng. Liệt kê các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm. Vì chỉ có 3 gạch đầu dòng đầu tiên được hiển thị khi dùng các thiết bị di động nên hãy đặt USP của bạn ở đầu danh sách.
- Tối ưu mô tả sản phẩm: Nên đặt các từ khóa dài ở phần này. Tránh trùng lặp thông tin với mô tả dạng list. Nên viết tối đa 3 dòng mỗi đoạn. Cung cấp thông tin về sản phẩm càng nhiều càng tốt. Hoặc có thể kể một câu chuyện về sản phẩm.
Tối ưu ảnh sản phẩm bắt mắt
Hình ảnh là một yếu tố quan trong giúp thu hút khách hàng, khi khách hành tìm sản phẩm trên Amazon họ sẽ nhìn vào ảnh đầu tiên. Do đó hãy sử dụng những hình ảnh có chất lượng cao, hãy sử dụng máy ảnh có độ phân giải cao để chụp ảnh sản phẩm hoặc sử dụng photoshop để thiết kế cho sản phẩm bắt mắt và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra bạn nên sử dụng các màu sắc tươi sáng, bắt mắt và phù hợp với chủ đề của thiết kế.
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
- Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh sản phẩm hấp dẫn có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, do đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng trên Amazon của bạn. Ngoài ra, hình ảnh có thể thu phóng cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hình ảnh phải luôn có độ phân giải đủ cao (chiều dài tối thiểu 1000px, chiều rộng tối thiểu 1000px) để bật chức năng thu phóng của Amazon.
- Giá cả cạnh tranh: Giá cả vẫn là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Nếu giá sản phẩm của bạn tốt hơn so với các cửa hàng khác trên Amazon thì chắc chắn rằng tỷ lệ người dùng chọn mua sản phẩm Print On Demand của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
- Luôn có sẵn hàng: Tất cả các sản phẩm của bạn phải luôn có sẵn hàng để khách luôn mua được hàng của bạn, dẫn đến tăng doanh số, tăng xếp hạng uy tín của cửa hàng.
- Đánh giá sao và nhận xét của khách hàng: Các đánh giá sao và nhận xét là yếu tố liên quan đến conversion rate được đưa vào thuật toán của Amazon. Kết quả tìm kiếm của Amazon và các sản phẩm có nhiều bài đánh giá sao tốt có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các sản phẩm được xếp hạng ở đầu cho một từ khóa rộng thường có nhiều đánh giá hơn và đánh giá cao hơn so với những sản phẩm với đánh giá thấp hơn trong danh sách.
Amazon Ads không khó như bạn nghĩ
Nói một cách đơn giản, quảng cáo trên Amazon cũng giống như quảng cáo trên Google.
Khi bạn nhập một từ khóa trên thanh tìm kiếm của Amazon, kết quả sẽ xuất hiện, và một số kết quả được hiển thị dưới dạng Brand hoặc có chữ “sponsored” chính là sản phẩm đang được quảng cáo.
Quảng cáo là rất cần thiết, đặc biệt là khi kinh doanh online. Tỉ lệ được click vào của các sản phẩm nằm ở những trang kết quả đầu cao hơn rất nhiều so với sản phẩm khác. Bằng cách sử dụng quảng cáo, sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nâng cao tỷ lệ bán được hàng hơn.
Amazon cung cấp 3 loại quảng cáo PPC (Pay Per Click) khác nhau:
1/ Sponsored Products: Sponsored Products là quảng cáo cho danh sách sản phẩm cá nhân trên Amazon sẽ xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm trên Amazon.
2/ Sponsored Brands: Sponsored Brands giúp giới thiệu thương hiệu và danh mục sản phẩm của bạn. Với logo thương hiệu, tiêu đề tùy chỉnh và danh sách các sản phẩm, những quảng cáo này xuất hiện trong các trang kết quả mua sắm, giúp thúc đẩy doanh số và khả năng hiển thị sản phẩm.
3/ Sponsored Display: Sponsored Display là một giải pháp quảng cáo giúp nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng có liên quan trong suốt hành trình của người mua hàng, với các vị trí quảng cáo xuất hiện trong và ngoài Amazon.
Những điều cần chuẩn bị trước khi chạy Amazon Ads:
- List sản phẩm sẽ chạy quảng cáo
- Loại quảng cáo muốn chạy
- Danh sách từ khóa sẽ chạy quảng cáo
- Ngân sách tối đa bạn có thể chi ra cho quảng cáo Amazon
- Mức giá thầu cho một lượt click chuột
- Thời gian của chiến dịch
Bạn có thể chạy chiến dịch không cố định ngày kết thúc và điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình thực hiện.
Vì sao nên bán hàng Print On Demand trên Amazon với Merchize?
Merchize được biết đến là một trong những đơn vị uy tín trong ngành cung cấp dịch vụ Print On Demand tại Việt Nam. Với mục tiêu “Biến mọi thứ thành hàng hoá”, Merchize không ngừng cải tiến và ra mắt sản phẩm mới với tốc độ rất nhanh chóng. Do tự chủ về sản xuất và công nghệ, Merchize có thể tối ưu được base cost, cung cấp thông số sản xuất và shipping một cách minh bạch. Merchize cung cấp 3 dịch vụ là Fulfillment, Platform và Payment:
Platform: Cung cấp ecommerce website được tích hợp đầy đủ các tính năng để bạn có thể bán hàng, quản lý và xử lý đơn hàng, cũng như thực hiện các hoạt động marketing.
Fulfillment: Dịch vụ sản xuất và vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng. Hiện tại Merchize đang có 100+ sản phẩm đa dạng từ quần áo, phụ kiện đến đồ trang trí, khẩu trang,…
Payment: Built-in Payment của Merchize sẽ giúp bạn giải quyết các rắc rối thường gặp trong vấn đề thanh toán như: bị giới hạn bởi Limit Paypal, bị chết payment,.. mà không phải trả các loại phí như subscription fee hay transaction fee. Thêm nữa, payout linh hoạt chỉ 2 business days giúp seller xoay vòng vốn nhanh chóng.
Ngoài ra, Merchize có tính năng tự động đồng bộ và fulfill order từ Amazon. Khi có đơn, seller không cần phải nhập đơn bằng tay mà hệ thống sẽ tự động đẩy qua Merchize để fulfill. Xem chi tiết hướng dẫn cài đặt tính năng tại đây.
Tham khảo top sản phẩm của Merchize thích hợp để bán trên Amazon:
Các thắc mắc thường gặp khi bán hàng Print On Demand trên Amazon
Cần chuẩn bị những gì khi bán hàng Print On Demand trên Amazon?
- Người liên hệ (quản lý tài khoản bán hàng chuyên nghiệp)
- Hộ chiếu/CMND/Căn cước công dân/ Giấy phép lái xe
- Sao kê thẻ tín dụng/Tài khoản ngân hàng
- Hóa đơn điện/Nước/Internet công ty
- Giấy phép kinh doanh
- Tạo email chuyên nghiệp (Seller Account, Professional selling plan)
- Số điện thoại
- Tài khoản nhận tiền về từ Amazon
- Thẻ Visa/Master Card Credit
Làm sao để đăng ký tài khoản bán hàng Print On Demand trên Amazon
Bước 1: Truy cập vào trang Amazon Services
Vào Amazon Services https://services.amazon.com/ và click vào “Start Selling”
Bước 2: Chọn kế hoạch bán hàng Amazon
Amazon cung cấp cho bạn 2 loại tài khoản bán hàng: Professional và Individual.
- Individual: Với mỗi sản phẩm bán được, bạn phải trả cho Amazon $0.99. Số lượng sản phẩm đăng bán bị hạn chế với 40 sản phẩm/tháng.
- Professional: Phí duy trì $39.99 mỗi tháng nhưng không giới hạn số lượng sản phẩm đăng bán.
Bước 3: Điền thông tin doanh nghiệp
Cung cấp tên pháp lý doanh nghiệp của bạn và ấn đồng ý với những điều khoản của người bán hàng. Sau đó điền đầy đủ thông tin của doanh nghiệp và xác minh tài khoản.
Trong phần này bạn sẽ cần điền đầy đủ địa chỉ cơ sở kinh doanh (tên đường, thành phố, mã bưu chính), đặt tên độc quyền (không trùng với bất kì doanh nghiệp khác) cho cơ sở kinh doanh của bạn trên Amazon. Trong trường hợp chỉ bán hàng online, không đăng ký công ty, bạn sẽ phải điền đường link web bán hàng của bạn vào khung.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, Amazon sẽ gửi mã xác minh vào điện thoại bạn. Bạn nhập mã xác minh và tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 4: Thành lập biên nhận và phương pháp thanh toán
Có thể nói đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đăng ký tài khoản. Trước hết, bạn cần điền mã số thẻ Credit/Debit và tên chủ thẻ. Sau đó, bạn cần cung cấp thông tin ngân hàng để nhận thanh toán từ Amazon (địa chỉ ngân hàng, tên chủ tài khoản, mã số digit, số tài khoản). Amazon sẽ chuyển tiền thanh toán từ những đơn hàng đã bán qua tài khoản của bạn trong vòng 14 ngày.
Bước 5: Cung cấp cho Amazon thông tin thuế của bạn
Bạn ấn nút “Start tax interview” (bắt đầu) cho quá trình đăng ký và nộp thông tin thuế. Trong phần Tax Information Interview, bạn sẽ ấn tick để trả lời hai câu hỏi: “Ai là người nhận khoản thu từ Amazon?” và “Đối với mục đích thuế của Mỹ, bạn có phải là công dân Mỹ không?”. Sau đó, bạn cần điền tên và lựa chọn hình thức thuế.
Sau khi mọi thủ tục thuế hoàn thành, chúc mừng bạn đã tạo thành công tài khoản bán hàng trên Amazon.
Nên đăng ký tài khoản Individuals hay Professional khi bán hàng Print On Demand trên Amazon?
Nếu bạn kinh doanh với số lượng hàng hóa ít (dưới 40 sản phẩm mỗi tháng) và mặt hàng giá trị thấp, không có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm kê hàng hóa của Amazon hay cần xuất báo cáo (reports) về số lượng hàng hóa, tài khoản Individual sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Ngược lại, đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, số lượng hàng hóa nhiều và mặt hàng có giá trị cao, Merchize đề xuất bạn hãy dùng tài khoản Professional. Lúc này số lượng hàng hóa và đơn hàng sẽ nhiều hơn nên cần những chức năng như kiểm kê hàng hóa, quản lý đơn hàng của bạn thông qua những bản báo cáo (reports),… để dễ quản lý việc bán hàng.
Hoặc để đỡ đau đầu vì không biết nên chọn tài khoản nào, Merchize gợi ý bạn có thể thử dùng Individual trong những tháng đầu và đo lường trước về hiệu quả bán hàng, lượng đơn hàng và doanh thu thế nào, sau đó có thể nâng cấp lên Professional nếu cần.
Amazon trả tiền doanh thu cho bạn bằng cách nào?
Có 3 hình thức rút tiền từ Amazon:
- Amazon Gift Card: Tiền trong tài khoản của bạn sẽ được chuyển thành Phiếu quà tặng và bạn có thể dùng nó để nạp tiền và mua hàng trên Amazon.
- Chứng từ/Séc (Cheque): Amazon sẽ gửi cho bạn tấm séc nhận tiền thông qua đường bưu điện khi có yêu cầu rút tiền từ bạn. Tuy nhiên, thời gian tấm séc đến tay bạn khá lâu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất lạc.
- Thẻ Payoneer: Khi bạn gửi yêu cầu rút tiền, Amazon sẽ gửi tiền về tài khoản thẻ này, bạn có thể rút tiền qua ATM hoặc ngân hàng tại Việt Nam.
Tạm kết
Việc tham gia bán hàng Print On Demand trên Amazon cho người mới bắt đầu thật sự không hề dễ dàng. Thế nhưng, Merchize tin rằng, chỉ cần tìm hiểu kĩ càng về Amazon, học hỏi một cách nghiêm túc và có được cho mình một đối tác Print On Demand đáng tin cậy, là các bạn đã đáp ứng đủ các yếu tố để có thể bán hàng Print On Demand trên Amazon hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.